Doanh thu Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop sẽ chạm mức 90.000 tỉ đồng

(Banker.vn) 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop có doanh thu từ ngày 1/7 đến 30/9/2023 lên đến 63.000 tỉ đồng.
Hòa Bình gia tăng giá trị nông sản qua sàn thương mại điện tử Yên Bái: Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc đến tay người tiêu dùng qua thương mại điện tử

Nền tảng số liệu thị trường Metric (Metric) vừa phát hành báo cáo thị trường thương mại điện tử quý 3/2023.

Theo đó, 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop có doanh thu từ ngày 1/7 đến 30/9/2023 lên đến 63.000 tỉ đồng, tăng hơn 54% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 22,66% so với quý II/2023.

Doanh thu Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop sẽ chạm mức 90.000 tỉ đồng
Doanh thu 5 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam sau 9 tháng năm 2023 đã vượt xa năm cả năm 2022.

Báo cáo của Metric cho thấy, 9 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu trên các sàn thương mại điện tử đạt 163.000 tỉ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng doanh thu 9 tháng đầu năm 2023 cao hơn năm 2022 là 7%, tương đương hơn 10.000 tỉ đồng.

Trong đó, sàn Tiktok Shop đóng góp 25.000 tỉ đồng. Nếu tính đến yếu tố sàn Tiktok Shop chưa ra mắt trong 9 tháng đầu năm 2023 thì doanh thu trên 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo tăng 33% so với cùng kỳ.

Việc các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh trong quý III năm nay và cả 9 tháng năm 2023 là kết quả của việc các bộ, ban, ngành, địa phương đã có sự phối hợp với những nền tảng mua sắm trực tuyến lớn tại Việt Nam. Qua đó, hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp tiếp cận các phương thức phân phối hàng hóa trên thương mại điện tử.

Tuy nhiên, quý III/2023 tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm mạnh số lượng nhà bán với hơn 49.500 gian hàng dừng hoạt động trên sàn, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên do đến từ cả những yếu tố khách quan và thị trường như: nền kinh tế vẫn còn nhiều biến động, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, nhiều điều chỉnh chính sách từ sàn mua sắm trực tuyến.

Bên cạnh đó là yếu tố chủ quan từ chính nhà bán như: không có chiến lược kinh doanh hiệu quả, không tìm hiểu kỹ thị trường trước khi nhập hàng/sản xuất, chi phí chưa được kiểm soát chặt chẽ...

Theo các chuyên gia Metric, trong tương lai, thị trường thương mại điện tử sẽ ngày càng chuyên nghiệp và trở thành sân chơi chính của nhiều doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp có sự đầu tư kỹ lưỡng trong chiến lược kinh doanh.

Do vậy, nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ thì việc bị "đá bật" khỏi thị trường là hệ quả tất yếu xảy ra.

Dự báo trong quý IV/2023, doanh thu trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam sẽ đạt mức 90.000 tỉ đồng, với trên 850 triệu sản phẩm được bán ra.

Theo các chuyên gia của Metric, trong tương lai, thị trường thương mại điện tử sẽ ngày càng chuyên nghiệp và trở thành sân chơi chính của nhiều doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp có sự đầu tư kĩ lưỡng trong chiến lược kinh doanh.

Vì vậy, nếu không có sự chuẩn bị kĩ càng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ, thì việc bị "đá bật" khỏi thị trường là hệ quả tất yếu xảy ra.

Đỗ Nga

Theo: Báo Công Thương