Đại diện PVCFC cho biết, năm 2023, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi giá nguyên liệu tăng, giá phân bón giảm toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ trong nước thấp, cạnh tranh với phân bón nhập khẩu ngày càng cao,… Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên toàn công ty đã giúp doanh nghiệp hoàn thành xuất sắc các kế hoạch, nhiệm vụ được giao.
Nhờ động lực duy trì sản xuất kinh doanh hiệu quả nên chỉ số tài chính của Đạm Cà Mau được thúc đẩy đáng kể vào cuối năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm với doanh thu ước đạt 13.572 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt 1.031 tỷ đồng.
Tổng sản lượng tiêu thụ phân bón các loại trong năm 2023 của Đạm Cà Mau ước đạt hơn 1,3 triệu tấn sản phẩm, tăng 20% so với năm 2022. Trong đó, sản lượng tiêu thụ urê ước đạt 866 nghìn tấn. Đặc biệt, PVCFC đã thâm nhập và phát triển thành công thị trường NPK với sản lượng tiêu thụ trong năm ước đạt 160 nghìn tấn, bằng 192% so với năm 2022.
Chi tiết, sản lượng sản xuất urê quy đổi ước đạt 954 nghìn tấn (kế hoạch điều chỉnh 951 nghìn tấn), NPK ước đạt 150 nghìn tấn (so với kế hoạch 147 nghìn tấn). Thành quả có được nhờ doanh nghiệp phân bón chủ động thực hiện bảo dưỡng tổng thể với 2.652 hạng mục, có sản phẩm trước 25 giờ so với kế hoạch; triển khai hơn 20 đề án tối ưu hóa nhằm tiết giảm tiêu hao, tối ưu năng suất thiết bị, máy móc, nâng công suất. Trong năm qua, phân xưởng sản xuất NPK duy trì sản xuất ổn định, sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, công suất đạt 87,1%.
Thị giá cổ phiếu DCM ngày 18/12/2023. |
Diễn biến trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DCM phiên sáng nay (18/12) đang dao động trong vùng 31.000 đồng/cp. Như vậy, nếu tính cả phiên hôm nay, cổ phiếu của Đạm Cà Mau đang có chuỗi giảm giá 4 phiên liên tiếp. So với vùng đáy vào cuối tháng 10 vừa qua, mã này đang hồi phục khoảng 17%, nhưng so với ngày lập đỉnh vào giữa tháng 10, cổ phiếu DCM đang mất tới 17% giá trị. Đáng chú ý, cổ phiếu DCM liên tục có đà phục hồi trở lại sau nhiều phiên tạo đáy đầu tháng 11 nhưng lại chững lại nhịp tăng vào đầu tháng 12 khi bối cảnh giá phân bón chưa được cải thiện nhiều so với thời điểm đầu năm.
Xét trên góc độ kỹ thuật, cổ phiếu DCM đang trong vùng suy yếu với chỉ số sức mạnh đạt dưới 99 điểm, chỉ số xu hướng tăng trưởng dưới vùng 101 điểm. Trước bối cảnh giá phân bón chưa có dấu hiệu phục hồi tích cực, đặc biệt là mảng phân ure, nhiều nhà đầu tư cho rằng, DCM sẽ tiếp tục nhịp điều chỉnh nhẹ và giao dịch loanh quanh vùng 31.000-33.000 đồng/cp. Chỉ số lãi trên cổ phiếu EPS đạt vùng ổn định 3.050 điểm và chỉ số P/E đạt 10,33 điểm.
Diễn biến gần đây, ông Văn Tiến Thanh vừa đăng ký mua thành công 30.000 cổ phiếu DCM, nâng tổng số lượng cổ phiếu đang sở hữu từ 79.000 đơn vị lên thành 109.000 đơn vị. Tất cả số cổ phiếu được giao dịch bằng phương thức khớp lệnh thông qua CTCK Dầu khí (PSI).
Tính đến nay, Đạm Cà Mau đã xuất khẩu qua hơn 18 quốc gia với sản lượng xuất khẩu trong năm 2023 dự kiến đạt 344 nghìn tấn, chiếm khoảng 26% tổng sản lượng tiêu thụ; giá trị xuất khẩu dự kiến đạt 136 triệu USD, chiếm khoảng 25% doanh thu các sản phẩm phân bón. Trong đó, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất với sản lượng và giá trị xuất khẩu chiếm hơn 60%.
Ngược chiều KQKD ngành phân bón: DHB âm 788 tỷ đồng, BFC tăng gấp 12 lần Cập nhật kết quả kinh doanh qúy 3/2023 ngành phân bón có sự phân hóa đáng kể. Trong khi các doanh nghiệp kinh doanh phân ... |
Thị giá cổ phiếu bốc hơi 15% sau ngày lập đỉnh, Đạm Cà Mau (DCM) có cơ hội "trở mình"? Sau khi lập đỉnh ngày 16/10/2023, cổ phiếu DCM của Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) đã có nhiều phiên trượt ... |
Thị giá liên tục neo cao, Phân bón Bình Điền (BFC) chốt danh sách tạm ứng cổ tức đợt 1/2023 Công ty CP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) vừa có văn bản thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền ... |
Mộng Diệp
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|