Ông Nguyễn Đức Tài sinh ngày 30/05/1969 tại TP.HCM. Mặc dù, sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn nhưng quê gốc của ông lại là tỉnh Nam Định. Ông tốt nghiệp hệ cử nhân ngành Tài chính - kế toán tại Đại học Kinh tế TP.HCM. Sau đó, ông Tài tiếp tục lấy bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh tại Trung tâm đào tạo Pháp - Việt CFVG.
Doanh nhân Nguyễn Đức Tài |
Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Pháp, ông Tài quyết định quay về nước và làm Giám đốc Tài chính cho một Tập đoàn của Thụy Sĩ có trụ sở tại Việt Nam. Tuy nhiên, ông chia sẻ rằng :"Mới hơn 20 tuổi làm Giám đốc Tài chính mà đã có xe hơi đưa đón, được cấp xe riêng. Lỡ đến sau này khoảng 40 tuổi lên chức lại được cấp máy bay riêng đi làm. Nhưng tôi không muốn mọi thứ yên ổn như thế".
Ông Tài không muốn cứ sống một cuộc đời mà mãi chỉ là kẻ làm thuê nên ông quyết định tự gây dựng sự nghiệp của riêng mình. Sau 8 năm gắn bó với công việc Giám đốc Tài chính Nguyễn Đức Tài quyết định từ bỏ công việc tốt để khởi nghiệp. Ông bắt đầu công việc kinh doanh bằng việc mở 3 cửa hàng bán điện thoại di động.
Tuy nhiên, bởi sự chủ quan, tính hiếu thắng không cần ai giúp đỡ hay hợp tác cùng đã khiến ông gặp thất bại thảm hại. Nhưng là một người kiên trì lại có phần lì lợm ông quyết không từ bỏ ý định kinh doanh của mình. Để có thể xây dựng sự nghiệp lại một lần nữa, ông Tài lại đi làm thuê để tích góp tiền vốn kinh doanh.
Năm 2004, ông cùng với 4 cộng sự của mình thành lập Công ty Cổ phần Thế giới Di động (MWG) với số vốn khoảng 2 tỷ đồng. Trong số 2 tỷ tiền vốn ban đầu, ông Tài có đóng góp 700 triệu đồng. Ông mở liên tiếp 3 cửa hàng bán lẻ điện thoại, cùng với việc xây dựng quảng cáo cửa hàng thông qua website trực tuyến. Tuy nhiên, kết quả doanh thu cũng chẳng mấy khả quan.
Nhận thấy sai lầm trong cách điều hành kinh doanh, ông đã chọn việc tập trung đầu tư vào 1 cửa hàng bán điện thoại duy nhất một cách bài bản. Chính điều này đã giúp ông thu về một lượng khách hàng ổn định, tốc độ phát triển ấn tượng.
Giai đoạn năm 2004 - 2008 dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Đức Tài đã có hơn 40 cửa hàng Thế Giới Di Động được ra đời và đi vào hoạt động. Để có thể nắm rõ được tình hình hoạt động của công ty, mọi khâu kinh doanh từ: bán hàng, tuyển dụng, giá bán, vận hành đều có sự tham gia của ông Tài.
Sau sự thành công rực rỡ của chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại Thế Giới Di Động, ông Tài tiếp tục cho xây dựng đế chế mới, lấn sân sau lĩnh vực điện máy. Các chuỗi cửa hàng Điện Máy Xanh tiếp tục được ra đời hàng loạt, nhận được sự đón nhận nhiệt tình từ người dân cả nước. Đến hiện nay bên cạnh Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh, ông Tài tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh hàng tiêu dùng với sự ra đời của Bách Hóa Xanh.
Tính đến thời điểm hiện tại, Thế Giới Di Động đã có hơn 2600 cửa hàng bán lẻ, 2141 cửa hàng Điện Máy Xanh và 469 cửa hàng Bách Hóa Xanh. Không những vậy, TGDĐ còn chiếm tới 50% thị phần của ngành hàng di động tại Việt Nam hiện nay và tiếp tục còn tăng nhiều hơn nữa.
Năm 2021 vừa qua, doanh thu thuần hợp nhất của doanh nghiệp này đạt gần 123.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 5 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2020 và đạt 98% kế hoạch. Trong đó, doanh thu online đạt 14.370 tỷ đồng, tăng 53%. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt hơn 4.900 tỷ đồng, tăng 25% và vượt 3% kế hoạch.
Theo MWG, cả hai chuỗi TGDĐ và Điện Máy Xanh đều tăng trưởng cao trong quý IV giúp cả năm tăng trưởng dương, bất chấp ảnh hưởng nặng nề trong quý III khi có gần 2.000 cửa hàng phải tạm đóng hoặc hạn chế bán hàng.
Theo ngành hàng, thiết bị di động là động lực tăng trưởng chính nhờ hưởng lợi từ nhu cầu học tập và làm việc tại nhà trong mùa dịch. Doanh số máy tính xách tay tăng 58% so với 2020, máy tính bảng và điện thoại tăng lần lượt 40% và 17%.
Với Bách Hóa Xanh, chuỗi này đạt doanh số hơn 28.200 tỷ đồng, tăng 33% so với 2020, với quy mô hơn 2.000 điểm bán vào cuối năm. Kênh Bách Hóa Xanh online phục vụ hơn 2,7 triệu đơn hàng thành công và đóng góp gần 1.000 tỷ đồng.
Kế hoạch kinh doanh 2022 được MWG đưa ra dựa trên giả định dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng không dẫn đến sự ngưng trệ do phong tỏa hoặc tác động trầm trọng hơn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 140.000 tỷ và lãi ròng đạt 6.350 tỷ đồng, tăng lần lượt là 14% và 30% so với kết quả thực hiện năm 2021.
Trong đó, TGDĐ và Điện Máy Xanh vẫn là trụ cột mang lại dòng tiền cho MWG thông qua việc khai thác thêm sản phẩm - dịch vụ mới để gia tăng doanh số trên mỗi cửa hàng hiện hữu. Ngoài ra, MWG cũng dự kiến nâng cao thị phần điện thoại - điện máy trong năm 2022 bằng cách tiếp tục mở mới chuỗi Điện máy Xanh Supermini, Topzone và phát triển mạng lưới cộng tác viên đại lý, tiếp tục triển khai chuỗi điện máy tại thị trường nước ngoài. Đồng thời, công ty cũng thử nghiệm kinh doanh các ngành hàng mới để chuẩn bị động lực tăng trưởng cho tương lai.
Với Bách Hóa Xanh, MWG cho biết sẽ tạm ngưng mở mới để tập trung hoàn thiện nền tảng vận hành, năng lực mua hàng, gia tăng doanh thu và cải thiện hiệu quả hoạt động của từng điểm bán. Công ty cũng cho biết sẽ đẩy mạnh doanh thu và thị phần của kênh online và xây dựng đội ngũ kế thừa để tiếp tục phát triển, mở rộng chuỗi ra toàn quốc từ năm 2023.
Ông Nguyễn Đức Tài: Ai có sức mạnh xây dựng một công ty logistics tới nơi tới chốn ở Việt Nam người đó sẽ thắng CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) đã tổ chức họp nhà đầu tư tổng kết quý I/2022. Tại buổi họp, Chủ tịch Nguyễn ... |
Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: Công cuộc tái thiết toàn diện để thu hút khách hàng quay lại chuỗi Bách Hóa Xanh Trong cuộc gặp gỡ nhà đầu tư chiều 19/5, Chủ tịch CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã: MWG) Nguyễn Đức Tài đã có ... |
Thế giới Di động đãi ngộ ra sao để chiêu mộ và giữ chân nhân viên? Mới đây, Chủ tịch CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) Nguyễn Đức Tài đã "bật mí" những chính sách đãi ngộ để chiêu ... |
Kim Dung
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|