Doanh nghiệp tuần qua: Người lên đỉnh, kẻ xuống đáy

(Banker.vn) Tuần qua, mùa báo cáo tài chính đã khép lại với nhiều trạng thái cảm xúc của cả doanh nghiệp lẫn các nhà đầu tư.

Kinh Bắc (KBC) báo lãi kỷ lục 2.218 tỷ đồng

Lũy kế năm 2023, doanh thu của Kinh Bắc đạt 5.885 tỷ đồng, tăng gấp 4,2 lần so với năm trước. Trong đó, mảng cho thuê đất và cơ sở hạ tầng đóng góp 5.248 tỷ đồng, tương đương 93% cơ cấu doanh thu. Đây cũng là mảng kinh doanh ghi nhận chuyển biến tích cực nhất với mức tăng trưởng lên tới 699% so với cùng kỳ. Sau khi giảm trừ, Kinh Bắc ghi nhận doanh thu thuần đạt 5.645 tỷ đồng, tăng 5,9 lần so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, giá vốn hàng bán tăng chậm hơn, ở mức 2,9 lần. Nhờ vậy, lợi nhuận gộp tăng tới 13,9 lần, đạt 3.686 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp tương ứng đạt 65%, tăng mạnh so với mức 28% của năm 2022.

Cuối cùng, lợi nhuận sau thuế của Kinh Bắc đạt 2.218 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2022.

Được biết, năm 2023, “gã khổng lồ” ngành bất động sản đã đề ra một kế hoạch kinh doanh vô cùng tham vọng với mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 9.000 tỷ đồng, tăng 157,3% và lợi nhuận hợp nhất sau thuế đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 153,7% so với thực hiện trong năm 2022. Như vậy, kết thúc năm 2023, mặc dù còn cách kế hoạch khá xa nhưng với việc thu về 2.218 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, Kinh Bắc đã thiết lập kỷ lục kinh doanh mới trong lịch sử hoạt động của mình.

Doanh nghiệp tuần qua: Người lên đỉnh, kẻ xuống đáy
Doanh nghiệp tuần qua: Người lên đỉnh, kẻ xuống đáy

Vượt 53% kế hoạch, Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) lập đỉnh lợi nhuận

Luỹ kế cả năm 2023, Dịch vụ Hoàng Huy đạt 367 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 5% song lãi ròng tăng 57% lên 348 tỷ đồng và là mức lợi nhuận cao nhất 8 năm. Năm 2023, công ty đặt mục tiêu 400 tỷ đồng doanh thu, 230 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, doanh nghiệp mới đạt 92% chỉ tiêu doanh thu nhưng đã vượt 53% kế hoạch lợi nhuận năm.

Dịch vụ Hoàng Huy có nguồn thu kinh doanh chính đến từ hai lĩnh vực là kinh doanh xe tải thương hiệu DongFeng và bất động sản. Trong báo cáo tổng kết năm 2023, công ty cho biết đầu tư các dự án bất động sản thông qua việc đầu tự vào các công ty con và các công ty liên doanh, liên kết - là đơn vị sở hữu dự án và trực tiếp triển khai dự án.

Về tình hình tài chính, quy mô tài sản cuối năm 2023 của Dịch vụ Hoàng Huy đạt 4.674 tỷ đồng. Trong đó, 67% tài sản nằm ở khoản rót vốn vàoTập đoàn Bất động sản CRV đã đề cập ở trên. Tại ngày 31/12/2023, Dịch vụ Hoàng Huy nắm 634 tỷ đồng tiền, tiền gửi ngân hàng. Doanh nghiệp không có dư nợ vay cuối năm 2023. Vốn chủ sở hữu cuối kỳ là 4.501 tỷ đồng bao gồm 943 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Lợi nhuận của Nhà Khang Điền (KDH) “chạm đáy” 6 năm

Luỹ kế năm 2023, Nhà Khang Điền ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.093 tỷ đồng, giảm 28% so với năm 2022, đi lùi 4 năm liên tiếp. Lợi nhuận sau thuế đạt 731 tỷ đồng, giảm 34% so với năm trước. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất của doanh nghiệp này trong vòng 6 năm trở lại đây.

Được biết, trong năm 2023, Nhà Khang Điền đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.100 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 1.000 tỷ đồng, giảm 9,3% so với thực hiện trong năm 2022. Tuy nhiên, đã hết năm, doanh nghiệp này mới thực hiện được 68% chỉ tiêu doanh thu và 73% chỉ tiêu lợi nhuận.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Nhà Khang Điền cho thấy, trong năm 2023, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh âm hơn 1.556 tỷ đồng do doanh nghiệp mạnh tay xuống tiền đầu tư các dự án bất động sản và tăng cường dự trữ hàng tồn kho. Trong khi đó, dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 293 tỷ đồng do trả nợ gốc vay. Tuy nhiên, nhờ khoản tiền vào hơn 3.190 tỷ đồng thu hồi từ hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, dòng tiền thuần trong năm 2023 của Khang Điền vẫn duy trì dương ở mức gần 977 tỷ đồng.

FIT lỗ đậm nhất lịch sử

Lũy kế kinh doanh năm 2023, doanh thu thuần hợp nhất của FIT đạt 1.753 tỷ đồng, giảm 8% so với năm trước song vẫn là năm có doanh thu cao thứ 2 trong vòng 6 năm trở lại đây. Cùng chiều với sự suy giảm của doanh thu, lợi nhuận gộp cũng giảm 23%, xuống còn 351 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 20%.

Trong năm, doanh thu tài chính đạt mức 224 tỷ đồng, tăng 1,8%, chủ yếu do sự tăng lên của doanh thu từ hoạt động hợp tác đầu tư.

Mặc dù doanh thu có phần khởi sắc, với việc chi phí tài chính tăng tới 2,4 lần, đạt 256 tỷ đồng, và chi phí bán hàng, chi phí quản lý vẫn neo ở mức khá cao (lần lượt đạt 128 tỷ đồng, giảm 42% và 193 tỷ đồng, giảm 16%), FIT lần đầu tiên chịu lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 15 tỷ đồng. Đáng chú ý, quý III/2023, FIT đang ghi nhận lợi nhuận sau thuế là âm 158 tỷ đồng.

Tổng kết năm 2023, FIT chịu lỗ trước thuế 14 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ lãi 115 tỷ đồng); lỗ sau thuế 75 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 71 tỷ đồng), đánh dấu năm lỗ đầu tiên kể từ 2018.

Năm 2023, ban lãnh đạo FIT đặt mục tiêu doanh thu 2.205 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 84,8 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã hoàn thành 79,5% mục tiêu doanh thu và đi lùi vạch xuất phát đối với mục tiêu lợi nhuận.

Lãi ròng "đảo cực" về số âm, FECON tăng khoản nợ tài chính lên hơn 1.000 tỷ đồng

Sau khi trừ đi chi phí và thuế, nhà thầu FECON ghi nhận sự sụt giảm lãi ròng quý IV/2023 về con số -43,5 tỷ ...

"Kỳ lân" công nghệ VNG không thực hiện được mục tiêu giảm lỗ ròng về mức 378 tỷ đồng trong 2023

Mặc dù khoản lỗ năm 2023 đã "co lại" đáng kể so với năm 2022 nhưng vẫn là chưa đủ để VNG hoàn thành mục ...

Cắt giảm hơn 1.000 nhân sự, Đất Xanh Services (DXS) vẫn không thể thoát lỗ

Mạnh tay cắt giảm nhân sự, nỗ lực tiết giảm chi phí, đáng lẽ Đất Xanh Services đã có thể báo lãi nhưng do phát ...

Hà Lê

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán