Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HOSE: DIG) dự định phát hành 410,5 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ lên 10.203,4 tỷ đồng. Việc tăng vốn điều lệ dự kiến sẽ được DIC Corp thực hiện thông qua 4 phương án phát hành cổ phiếu.
Thứ nhất, doanh nghiệp chào bán 200 triệu cổ phiếu giá 15.000 đồng/cp cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 32,794%. Với 3.000 tỷ đồng huy động được tại phương án này, DIC Corp sẽ dùng 900 tỷ đồng để thanh toán gốc và lãi các trái phiếu phát hành năm 2021, thời gian dự kiến vào quý III - IV/2024; chi 1.315 tỷ đồng đầu tư dự án Khu phức hợp Cap Saint Jacques - giai đoạn 2 và 3 tại TP. Vũng tàu, thời gian dự kiến quý IV/2024 - 2025 và chi 965 tỷ đồng để đầu tư dự án Khu dân cư thương mại Vị Thanh tại tỉnh Hậu Giang, thời gian vào quý IV/2024 - 2026.
Thứ hai, doanh nghiệp sẽ phát hành 30,5 triệu cổ phiếu, trong đó, 50% dưới dạng trả cổ tức nguồn lợi nhuận chưa phân phối và 50% từ nguồn vốn chủ sở hữu (thặng dư vốn cổ phần và quỹ đầu tư phát triển. Tổng cộng, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 5 cổ phiếu mới.
Thứ ba, ESOP 30 triệu cổ phiếu cho cán bộ nhân viên, giá 15.000 đồng/cp. Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm. Số tiền huy động dự kiến là 450 tỷ đồng.
Thứ tư, DIC Corp chào bán riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chuyên nghiệp (dưới 100 nhà đầu tư), với mức giá không dưới 20.000 đồng/cp. Cổ phiếu trên bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.
Nếu các phương án nói trên được thực hiện thành công, số lượng cổ phiếu DIG lưu hành trên thị trường là hơn 1.020,3 triệu cổ phiếu. Tổng số tiền huy động dự kiến lên tới 6.450 tỷ đồng, sẽ được sử dụng để trả nợ và dồn lực vào 4 dự án trọng điểm tại Vũng Tàu, Hậu Giang, Hà Nam và Vĩnh Phúc.
DIC Corp, Lọc hoá dầu Bình Sơn, Vinhomes, REE và Đèo Cả là những cái tên thu hút nhiều sự chú ý trong tuần qua |
Theo quyết định điều chỉnh dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất của Công ty CP Lọc dầu Bình Sơn (HOSE: BSR), tổng mức đầu tư xây dựng dự án sẽ được nâng lên mức 36.397 tỷ đồng, tương đương gần 1,5 tỷ USD. Theo đó, quy mô đầu tư được bổ sung và nâng cấp các phân xưởng công nghệ, phụ trợ, ngoại vi để đáp ứng công suất nhà máy 171.000 thùng/ngày.
Cụ thể, Nhà máy lọc dầu Dung Quất được bổ sung 5 phân xưởng công nghệ bản quyền mới gồm: Phân xưởng xử lý xăng bằng hydro (GHDT); Phân xưởng xử lý diesel bằng hydro (DHDT); Phân xưởng Alkyl hóa (ALK); Phân xưởng sản xuất hydro (HGU); Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh (SRU3/4).
Bên cạnh đó, Nhà máy lọc dầu Dung Quất được bổ sung 2 phân xưởng công nghệ không bản quyền là phân xưởng xử lý nước chua (SWS2) và phân xưởng tái sinh Amin (ARU2).
Theo quyết định này, mức độ cải hoán, hiệu chỉnh của các phân xưởng này tùy thuộc sự thay đổi về nguyên liệu, công suất. Đồng thời, các phân xưởng phụ trợ, ngoại vi thực hiện cải hoán, lắp mới một số hạng mục, thiết bị hoặc cụm phân xưởng để đáp ứng công suất tăng thêm của nhà máy.
Dự án có tổng diện tích sử dụng đất khoảng 51,67 ha nằm tại Khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh là 36.397.266.324.000 đồng, tương đương 1.489.859.448 USD.
Theo quyết định phê duyệt lựa chọn nhà thầu thi công dự án của Ban Quản lý dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa ngày 28/3, liên danh Công ty CP Vinhomes (HOSE: VHM) và Công ty CP Cơ điện Đoàn Nhất (công ty liên kết do Công ty CP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) sở hữu gần 32% vốn) đã trúng thầu xây dựng dự án trụ sở làm việc cơ quan tỉnh trị giá hơn 400,2 tỷ đồng
Công trình xây dựng là Trụ sở làm việc Tỉnh ủy, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, bao gồm các tòa nhà cao 8 tầng, diện tích xây dựng hơn 4.500 m2, triển khai trên khu đất số 01 Trần Phú, phường Xương Huân, TP. Nha Trang rộng hơn 2,3 ha. Tổng kinh phí hơn 544 tỷ đồng (bao gồm số tiền trúng thầu). Thời gian thực hiện từ năm 2023 đến 2025.
Theo tờ trình, giai đoạn 1 của dự án (không bao gồm Trung tâm hội nghị tỉnh Khánh Hòa) được xây dựng trên phần diện tích đất của HĐND, UBND tỉnh và khu liên cơ 1 hiện nay. Dự kiến khởi công đầu tháng 4/2024.
Tập đoàn Đèo Cả vừa ký kết với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) - Chi nhánh Lâm Đồng để tài trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công tư (PPP) ngày 28/3/2024.
Theo thỏa thuận này, tổng mức vốn VDB dự kiến cung ứng giai đoạn từ năm 2024 - 2027 cho Tập đoàn Đèo Cả của ông Hồ Minh Hoàng khoảng 20.000 tỷ đồng, được phân bổ một theo các năm, năm 2024 là 1.400 tỷ đồng, năm 2025: là 3.500 tỷ đồng, năm 2026 là 9.600 tỷ đồng, năm 2027: 5.500 tỷ đồng.
Năm 2024, Tập đoàn Đèo Cả dự kiến sẽ đầu tư hơn 300 km đường cao tốc, đường vành đai như cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (ở Lạng Sơn), Tân Phú - Bảo Lộc (ở Lâm Đồng), TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu 1 - Chơn Thành, Vành đai 4 đoạn qua tỉnh Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2… dự kiến, tổng mức vốn đầu tư cần huy động lên tới hơn 100.000 tỷ đồng.
Golden Hill - chủ dự án "đất vàng" 87 Cống Quỳnh còn gần 3.600 tỷ đồng trái phiếu quá hạn Tại thời điểm đáo hạn là 20/3/2024, lô trái phiếu vẫn có giá trị lưu hành 3.585 tỷ đồng. Điều này khiến trái chủ phải ... |
Saigontel (SGT) của đại gia Đặng Thành Tâm tham vọng lãi đột biến trong năm 2024 Bất chấp việc không thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh “khủng” năm 2023, năm nay, Saigontel vẫn xây dựng các chỉ tiêu một cách ... |
Chủ đầu tư Sunshine Riverside báo lãi tăng gấp gần 3 lần cùng kỳ Xây dựng Xuân Đỉnh đã có một năm làm ăn khấm khá khi lợi nhuận sau thuế đạt hơn 642 tỷ đồng, tăng gấp gần ... |
Thái Hà
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|