Doanh nghiệp lập Báo cáo bền vững tăng kỷ lục, Vinamilk và Sợi Thế Kỷ dẫn đầu xu hướng

(Banker.vn) Năm 2024 chứng kiến một bước tiến đáng kể trong việc áp dụng các tiêu chuẩn phát triển bền vững vào hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp công bố báo cáo phát triển bền vững tăng đáng kể, đồng thời chất lượng cũng được nâng cao rõ rệt, đặc biệt là Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk, VNM).

Đối với doanh nghiệp, phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn quan tâm đến việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển của cộng đồng.

Để đạt được phát triển bền vững, doanh nghiệp cần áp dụng các thực hành như sử dụng năng lượng hiệu quả, tối ưu hóa nguồn tài nguyên, giảm thiểu rác thải và phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thúc đẩy các chính sách nhân sự công bằng, chăm lo đến phúc lợi người lao động và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Chiến lược này không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn mà còn đảm bảo sự phát triển dài hạn, tạo ra giá trị bền vững cho cả doanh nghiệp và cộng đồng.

Doanh nghiệp lập Báo cáo bền vững tăng kỷ lục, Vinamilk và Sợi Thế Kỷ dẫn đầu xu hướng
Để đạt được phát triển bền vững, doanh nghiệp cần áp dụng các thực hành như sử dụng năng lượng hiệu quả, tối ưu hóa nguồn tài nguyên, giảm thiểu rác thải và phát thải khí nhà kính.

Năm 2024, những doanh nghiệp có Báo cáo phát triển bền vững riêng và những doanh nghiệp đăng ký tham gia giải Báo cáo thường niên sẽ được thực hiện đánh giá. Các chỉ tiêu đánh giá có sự thay đổi với mục tiêu thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện chiến lược phát triển bền vững toàn diện và minh bạch hơn so với năm 2023, cụ thể như tăng thêm 2 chỉ tiêu về sự tham gia của bên liên quan và về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Tổng quan về Báo cáo phát triển bền vững năm nay cho thấy sự tiến bộ rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Ngoài việc giữ vững vị trí của các doanh nghiệp quen thuộc, nhiều gương mặt mới được đánh giá cao về cấu trúc báo cáo mặc dù là năm đầu tiên thực hiện.

Số lượng các công ty lập Báo cáo phát triển bền vững riêng biệt năm nay đã tăng kỷ lục từ 21 lên 33 nối tiếp đà tăng liên tục qua các năm. Đây cũng là mùa báo cáo có số lượng báo cáo phát triển bền vững riêng biệt cao nhất và số lượng các báo cáo được vào vòng chung khảo cao nhất trong 12 năm qua. Điều này phản ánh xu hướng công bố thông tin về phát triển bền vững ngày càng được coi trọng.

Các tiêu chuẩn quốc tế tiếp tục được áp dụng trong Báo cáo Phát triển bền vững của doanh nghiệp. Ngoài GRI, một số doanh nghiệp đã áp dụng thêm các khung báo cáo khác như CDP, SASB và SDG. Mô hình Ủy ban ESG cũng được áp dụng nhiều hơn so với năm ngoái.

Ngoài ra, vấn đề về đa dạng sinh học cũng bắt đầu được đề cập trong báo cáo của một số doanh nghiệp. Số lượng các công ty đặt mục tiêu về phát thải khí nhà kính và báo cáo ở phạm vi 1 và 2 đã tăng đáng kể.

Theo đó, 2/3 các doanh nghiệp lọt vào vòng chung khảo đã công bố dữ liệu về phát thải khí nhà kính. Điểm trung bình về phát thải khí nhà kính đã tăng so với năm 2023. Đặc biệt có 2 doanh nghiệp là Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk, VNM) và Công ty CP Sợi Thế Kỷ (STK) đã đặt mục tiêu phát thải theo SBTi.

Doanh nghiệp lập Báo cáo bền vững tăng kỷ lục, Vinamilk và Sợi Thế Kỷ dẫn đầu xu hướng
VNM và STK lần lượt đạt giải nhất và giải nhì báo cáo phát triển bền vững.

Tại Việt Nam, Vinamilk là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và tiến tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Từ năm 2012, công ty đã công bố Báo cáo phát triển bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế, nhằm minh bạch hóa và đánh giá một cách chính xác các thực hành tiên tiến của mình.

Trong giai đoạn 2022 - 2026, Vinamilk xác định phát triển bền vững là một trong bốn mũi nhọn chiến lược của công ty, thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với việc giảm thiểu tác động môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững của ngành sữa Việt Nam.

Vinamilk và hành trình tiến đến Net Zero 2050

Net Zero, hay phát thải ròng bằng 0, là mục tiêu toàn cầu mà nhiều quốc gia và tổ chức đang nỗ lực đạt được nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu. Net Zero được hiểu là trạng thái mà lượng khí nhà kính (GHG) phát thải vào khí quyển được cân bằng với lượng khí nhà kính bị loại bỏ.

Để đạt được Net Zero, các hoạt động khử carbon cần được triển khai mạnh mẽ, bao gồm việc cắt giảm tối đa lượng khí thải từ các nguồn công nghiệp, giao thông và năng lượng. Đồng thời, cần áp dụng các biện pháp hấp thụ carbon, chẳng hạn như trồng rừng, cải tạo đất, hoặc sử dụng các công nghệ thu giữ carbon.

Theo đó, Vinamilk công bố lộ trình cụ thể nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 với chương trình hành động mang tên "Vinamilk Pathway to Dairy Net Zero 2050." Đây là một bước đi chiến lược, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp trong việc đóng góp vào mục tiêu phát thải ròng bằng "0" của Chính phủ Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ tuyên bố tại Hội nghị biển đổi khí hậu COP26 tại Anh Quốc năm 2021.

Doanh nghiệp lập Báo cáo bền vững tăng kỷ lục, Vinamilk và Sợi Thế Kỷ dẫn đầu xu hướng
Lộ trình tiến đến Net Zero 2050 của Vinamilk

Theo đó, công ty đặt mục tiêu giảm 15% lượng phát thải vào năm 2027, tiếp tục giảm và trung hòa 55% vào năm 2035. Hướng đến năm 2050, Vinamilk cam kết đạt mục tiêu Net Zero, đưa lượng phát thải ròng về mức 0, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc đồng hành cùng các nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu.

Nhìn chung, sự gia tăng về số lượng và chất lượng của các Báo cáo phát triển bền vững tại Việt Nam trong năm nay đã cho thấy cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp đối với chiến lược kinh doanh bền vững. Những nỗ lực này không chỉ giúp nâng cao hình ảnh và uy tín của các công ty mà còn thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nền kinh tế.

Với những bước tiến tích cực từ các doanh nghiệp tiêu biểu như Vinamilk và STK, xu hướng phát triển bền vững sẽ tiếp tục được lan tỏa, trở thành kim chỉ nam cho các doanh nghiệp khác hướng đến mục tiêu phát triển dài hạn, bền vững và có trách nhiệm với xã hội trong tương lai.

Gần 3,3 triệu tỷ đồng tín dụng cho nông thôn: Nỗ lực thúc đẩy phát triển bền vững từ NHNN

Với gần 3,3 triệu tỷ đồng dư nợ tín dụng, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã trở thành một trong những trụ cột của ...

Gen Z, Gen Alpha lựa chọn tiêu dùng "xanh", thúc đẩy phát triển bền vững

Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen ...

Kế hoạch phát triển vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Phát triển mạnh nhiều ngành công nghiệp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 4/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Vùng Đông Nam ...

Tiến Nam

Tiến Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục