Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và “cuộc chiến” thị phần ngay trên sân nhà Doanh nghiệp bán lẻ Việt: Thời điểm "vàng" để giành thị phần |
Thưa ông, thị trường trong nước được đánh giá là điểm sáng của nền kinh tế khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2023 tăng trưởng 9,7%. Con số này có được nhờ sự vào cuộc rất tích cực của các doanh nghiệp bán lẻ trong việc kích cầu tiêu dùng, đồng hành cùng các địa phương triển khai các chương trình khuyến mãi. Ông chia sẻ gì về vấn đề này?
Ông Phùng Thế Vinh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Kangaroo, thành viên Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam |
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng gần 10% là điểm sáng tích cực trong bối cảnh các chỉ số vĩ mô chưa tốt, ví dụ như xuất khẩu và nhập khẩu đang trên đà suy giảm.
Doanh nghiệp trong nước và thế giới 4 năm qua đã trải qua 2 giai đoạn rất quan trọng. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn dịch Covid-19, và giai đoạn thứ 2 là giai đoạn hậu Covid-19. Hai giai đoạn này chúng tôi đánh giá xu hướng chung là nỗi sợ của người tiêu dùng và tâm lý chung là thắt chặt chi tiêu.
Khi hiểu được điều này, từ đầu năm 2023, doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã tích cực vào cuộc để tham gia các chương trình kích cầu. Các chuỗi bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam gần như xác định bỏ ngỏ mục tiêu lợi nhuận để có được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kích cầu tiêu dùng.
Đơn cử, với Kangaroo, chúng tôi đưa ra 4 giải pháp đã đang và tiếp tục thực hiện. Thứ nhất là tổ chức hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại nội địa, thúc đẩy kinh tế số qua nền tảng thương mại điện tử để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Thứ hai là tăng cường truyền thông về Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Thứ ba là đầu tư hiện đại hóa kênh phân phối trên khắp cả nước.
Thứ tư là tham gia kích cầu tiêu dùng, đưa ra sản phẩm đặc thù phù hợp với mức tiêu dùng và nhu cầu ở thời điểm hiện tại.
Dù đã có nhiều chính sách kích cầu tiêu dùng và xúc tiến thương mại song dường như mức tăng của thị trường nội địa chưa được như kỳ vọng. Dưới góc độ hiệp hội bán lẻ, ông chia sẻ gì về tình trạng này?
Thời gian qua, chúng ta nhìn thấy rằng dù có tốc độ tăng trưởng nhưng các chỉ số vĩ mô vẫn gặp nhiều khó khăn, ví dụ như xuất khẩu vẫn giảm 10%, ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước.
Về nhập khẩu, so với cùng kỳ, cả nước vẫn tăng trưởng âm hơn 16%, cho thấy doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất. Việc tiêu dùng nội địa đã có những điểm sáng tích cực, song chúng ta cần nhiều việc để làm để thúc đẩy chi tiêu, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh
Khảo sát mới đây của VCCI đã chỉ ra điểm nghẽn của doanh nghiệp. Hầu hết doanh nghiệp được khảo sát đều cho rằng mức tiêu thụ giảm sút mạnh ở thị trường các doanh nghiệp đang kinh doanh. Do đó, việc tăng trưởng tiêu dùng khi vào mùa mua sắm cuối năm sẽ là trụ đỡ cho nền kinh tế trong năm nay.
Nhu cầu tiêu dùng cuối năm thường tăng mạnh |
Giai đoạn cuối năm là thời điểm quan trọng của thị trường nội địa khi vào mùa mua sắm cao điểm. Được biết, hiện nay các địa phương đều có kế hoạch triển khai các giải pháp kích cầu lớn để thúc đẩy tiêu dùng. Các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội nói chung và Kangaroo nói riêng sẽ có những giải pháp gì để đồng hành với các địa phương trong “mùa vàng” tiêu dùng này, thưa ông?
Phải nói rằng mùa cuối năm là mùa vàng mua sắm lớn nhất trong năm của tất cả các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam và Kangaroo. Do đó, chúng tôi đã quyết định dùng nguồn ngân sách dành cho chi phí khuyến mại lớn nhất trong năm cho mùa vàng cuối năm để đồng hành cùng các địa phương, đối tác trong bán hàng, đưa ra các model sản phẩm bán không lợi nhuận để kích cầu tiêu dùng.
Bên cạnh đó, xây dựng và phát triển các sản phẩm đặc thù, phù hợp, đặc biệt là ở phân khúc trung và phổ thông.
Cuối cùng, chuẩn bị hàng hoá và kênh phân phối trải khắp để dành cho mùa tiêu dùng cuối năm.
Theo ông, những chính sách của Chính phủ về kích cầu tiêu dùng thời gian qua đã đủ mạnh hay chưa? Ông cho rằng cần những hỗ trợ gì để các doanh nghiệp bán lẻ, hiệp hội tận dụng tốt thị trường bán lẻ nội địa?
Tôi cho rằng những chính sách của Chính phủ từ đầu năm về kích cầu tiêu dùng rất quyết liệt. Sự chỉ đạo của Chính phủ với các ngân hàng trong việc bơm tiền ra nền kinh tế, hạ lãi suất cho vay ngắn hạn đã giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn rẻ hơn cho sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, thực tế việc hấp thu tiền chưa được tốt, thể hiện ở tiền dư thừa trong ngân hàng còn nhiều. Điều này có nguyên nhân do sức mua trên thị trường còn thấp.
Hiện doanh nghiệp cần nhất là giữ được ổn định tỷ giá, ổn định mặt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn và cho vay đầu tư trung, dài hạn để giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn.
Xin cảm ơn ông!
Bảo Ngọc (thực hiện)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|