Kết quả kinh doanh quý I/2022 của VPBank cho thấy, lợi nhuận sau thuế quý I/2022 tới 8.917 tỷ đồng, gấp tới 2,8 lần quý I/2021. Kết quả quý đầu năm cho thấy ngân hàng này đang hoàn toàn có lý do để sớm hiện thực hóa mục tiêu lợi nhuận cả năm 2022 với gần 30.000 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm 2021.
Một số ngân hàng khác tuy cũng không đạt được tốc độ tăng trưởng tính bằng lần, nhưng cũng có được các con số tăng trưởng khá cao nếu so với nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác. Chẳng hạn như, Techcombank lợi nhuận sau thuế quý I/2022 đạt 5.615 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và chi phí tín dụng giảm. Trong khi đó, Sacombank đạt lợi nhuận trước thuế 1.600 tỷ đồng trong quý I/2022, tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái. So với kế hoạch 5.280 tỷ đồng lãi trước thuế được đề ra cho cả năm, Sacombank đã thực hiện được 30% chỉ sau quý đầu năm.
Ngoài các ngân hàng kể trên, Top 10 ngân hàng có lợi nhuận sau thuế cao nhất trong ba tháng đầu năm còn có MB, VietinBank, BIDV, ACB, SHB, HDBank và VIB.
Tính riêng 10 ngân hàng này, tổng lợi nhuận sau thuế đã chiếm 45.274 tỷ đồng, tương đương 82% tổng lợi nhuận của 27 ngân hàng được thống kê.
Xét về tăng trưởng, phần lớn ngân hàng (21/27) ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng. Nhà băng có lợi nhuận sau thuế tăng mạnh nhất là Eximbank với mức tăng 276%.
Một số ngân hàng khác cũng có con số lợi nhuận tăng trưởng mạnh là VPBank (178%), VietABank (171%), SHB (94%),...
Các con số tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng một phần được ghi nhận nhờ sự tăng tốc của tăng trưởng tín dụng ngay từ quý đầu năm 2022.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, riêng quý I/2022, tín dụng cũng đã tăng 5,04%, mức tăng trưởng cao vượt trội so với tốc độ tăng trưởng cùng kỳ năm ngoái, cụ thể tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt khoảng 1,26%. Với tốc độ tăng trưởng như trên, giới ngân hàng đang hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 14% mà ngành ngân hàng đặt ra cho năm 2022.
Về một số diễn biến khác trên thị trường tiền tệ, số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, tính đến cuối tháng 3/2021, tổng phương tiện thanh toán tăng 2,49% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 1,49%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 2,15% tăng 0,54%; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 4,03% (tăng 1,47%).
Văn Toàn
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|