Tại dự thảo Nghị định quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đề xuất cụ thể các nguyên tắc xét duyệt tổ chức tham gia cơ chế thử nghiệm.
Để đảm bảo tính công bằng, khách quan, công khai và minh bạch, việc xét duyệt các tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản như sau:
1- Việc được tham gia Cơ chế thử nghiệm không đồng nghĩa với việc tổ chức tham gia thử nghiệm sẽ được cấp Giấy phép hoạt động chính thức hoặc giải pháp Fintech được chính thức công nhận để cung ứng ra thị trường.
2- Các giải pháp Fintech được xem xét tham gia Cơ chế thử nghiệm phải thuộc các lĩnh vực được quy định tại Nghị định này.
3- Số lượng tối đa tổ chức được xét duyệt tham gia Cơ chế thử nghiệm do Ngân hàng Nhà nước quyết định căn cứ vào khả năng xét duyệt hồ sơ và năng lực giám sát trong từng thời kỳ, phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của thị trường.
4- Quá trình xét duyệt tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm đảm bảo tính minh bạch về tiêu chí, quy trình đánh giá, lựa chọn.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ nguyên tắc đối xử đối với các tổ chức không tham gia Cơ chế thử nghiệm.
Đối với tổ chức tín dụng, công ty Fintech không có nhu cầu tham gia Cơ chế thử nghiệm hoặc không được tham gia Cơ chế thử nghiệm do không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tham gia Cơ chế thử nghiệm theo quy định, các tổ chức này hoạt động và tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành.
6 lĩnh vực thử nghiệm
Theo dự thảo, các giải pháp Fintech trong lĩnh vực ngân hàng được phép thử nghiệm tại Cơ chế thử nghiệm gồm những lĩnh vực như sau:
1- Cấp tín dụng trên nền tảng công nghệ;
2-Chấm điểm tín dụng;
3- Chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng (API);
4- Cho vay ngang hàng (P2P Lending);
5- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối, sổ cái phân tán (Blockchain Technology, DLT) trong hoạt động ngân hàng;
6- Ứng dụng các công nghệ khác trong hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, triển khai mô hình hợp tác kinh doanh đổi mới sáng tạo phù hợp với mục tiêu của Cơ chế thử nghiệm.
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm; phối hợp với các Bộ liên quan để thẩm định hồ sơ đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm; cấp và thu hồi Giấy chứng nhận tham gia thử nghiệm.
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|