Điện toán đám mây: Xu thế tất yếu của tương lai ngân hàng số Việt Nam

(Banker.vn) Cùng với Trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing) đang tạo ra một cuộc cách mạng đối với nhiều ngành công nghiệp trên thế giới, và ngành Ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế này.

Theo đánh giá từ Forbes, Đám mây Lai hiện đang là 1 trong 10 xu hướng chuyển đổi số nổi bật của năm 2021. Các tổ chức tài chính ngân hàng ở mọi quy mô hiện nay đều đang hoạt động trong một thế giới lai, từ Biên mạng đến Đám mây. Công nghệ này hỗ trợ các tổ chức tạo ra sự cân bằng trong việc lưu trữ tất cả các dịch vụ IT tại nội bộ và trên dịch vụ đám mây công cộng.

Tuy nhiên, chiến lược phát triển ngân hàng số tại Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế. Nhiều ngân hàng cho rằng việc chuyển đổi lên ngân hàng số chỉ đơn thuần là thay đổi giao diện ứng dụng tương tác với khách hàng, chưa coi trọng đến các quy trình nội bộ, sử dụng khoa học phân tích dữ liệu và nâng cao năng lực cho nhân viên.

Trên thực tế, nếu chọn đúng đối tác chất lượng, môi trường đám mây thực sự an toàn hơn việc ngân hàng nỗ lực tự lưu trữ. Tại thị trường Việt Nam, HPE là tên tuổi hàng đầu trong việc cung cấp các giải pháp đám mây, với một danh mục các dịch vụ đám mây kết hợp được thiết kế, tối ưu hóa và phân phối cho các khối lượng công việc quan trọng theo chiều dọc và chiều ngang của ngành.

Các sản phẩm điện toán đám mây từ HPE đang biến đổi ngành ngân hàng theo 3 cách:

Thứ nhất, giảm độ trễ đáng kể và đạt được giá trị theo thời gian thực: các giải pháp được cấu hình sẵn, giúp đơn giản hóa quy trình mua sắm. Nhờ vậy, các tổ chức tài chính trên khắp thế giới có thể áp dụng công nghệ chuyển đổi nhanh hơn và đơn giản hơn.

Thứ hai, tăng cường tính bảo mật, đáp ứng khối lượng công việc tại chỗ lớn: cơ sở hạ tầng CNTT được cài đặt trong các trung tâm dữ liệu tại chỗ hoặc các cơ sở định vị. Trong mô hình hoạt động duy nhất này, các tổ chức có thể dễ dàng bổ sung tài nguyên khi cần thiết, tránh phí di chuyển và xuất dữ liệu, đồng thời tuân thủ các yêu cầu về chủ quyền dữ liệu.

Cuối cùng, tối ưu hiệu quả chi phí: mô hình cho phép doanh nghiệp trả tiền theo nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí dung lượng. Doanh nghiệp chỉ phải thanh toán cho thời gian điện toán tăng thêm vào những lúc thật sự cần thiết. Điều này giúp giải phóng dòng tiền cho các dự án chuyển đổi — cải thiện lợi nhuận cuối cùng trên bảng cân đối kế toán. Các mô-đun được cấu hình sẵn cho nhiều khối lượng công việc, yêu cầu tài nguyên và mức ngân sách khác nhau. Mô hình dựa trên tiêu dùng đã giảm 20% phí hoạt động và hỗ trợ so với cơ sở hạ tầng trước đây của ngân hàng.

Tại Hội thảo trực tuyến “Tăng tốc số hóa ngành tài chính ngân hàng với Điện toán đám mây Lai”, nằm trong chuỗi hội thảo dành riêng cho ngành tài chính ngân hàng, được HPE và Intel đã tổ chức ngày 21/7, các chuyên gia của HPE đã chia sẻ với doanh nghiệp về cách thức mở khóa tiềm năng và sức mạnh của mô hình Điện toán đám mây Lai theo nhu cầu. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã lần đầu được tiếp cận với Giải pháp HPE Greenlake, công nghệ mang đến trải nghiệm đám mây cho các tải công việc không thể chuyển lên đám mây công cộng, kể cả trong tương lai. Đây là giải pháp dưới dạng dịch vụ (as-a-service), có khả năng mở rộng, chỉ phải chi trả theo nhu cầu sử dụng với các giải pháp được cấu hình sẵn, cho phép các tổ chức tài chính trên khắp thế giới áp dụng công nghệ biến đổi nhanh hơn và đơn giản hơn. HPE Greenlake sẽ sớm chính thức có mặt ở Việt Nam, hứa hẹn sẽ là giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp dễ dàng thích nghi với làn sóng chuyển đổi số tiếp theo.

Thùy Linh

Theo Báo Công Thương

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục