Điểm nhấn thị trường 6/7: VND bất ngờ giảm sâu do tin đồn liên quan tới Trung Nam Group

(Banker.vn) VN-Index diễn biến tương đối tiêu cực khi bất ngờ giảm mạnh với thanh khoản lớn trong phiên giao dịch 6/7. Điểm nhấn trong phiên đến từ cổ phiếu VND khi bất ngờ giảm gần sàn với thanh khoản kỉ lục.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/7, VN- Index giảm 8,40 điểm so với phiên giao dịch hôm qua, tương đương 0,74%, xuống vùng 1.126,22 điểm với 94 mã tăng và 339 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch trên HOSE đạt 921.107.414 đơn vị, thanh khoản thị trường bất ngờ tăng mạnh vào cuối phiên so với ngày hôm qua. Tính riêng trên sàn HOSE, tổng giá trị giao dịch đạt 18,6 ngàn tỷ đồng. Nhóm VN30 chỉ có 8 mã xanh nhưng có tới 20 mã giảm.

Điểm nhấn thị trường 6/7: VND bất ngờ giảm sâu do tin đồn liên quan tới Trung Nam Group
Thanh khoản thị trường bất ngờ tăng mạnh vào phiên chiều.

Trên sàn HNX, đà giảm của nhóm HNX30 khiến thị trường giảm nhẹ về cuối phiên. Chốt phiên giao dịch, sàn HNX có 44 mã tăng nhưng có tới 138 mã giảm, HNX-Index giảm 2,76 điểm (-1,21%) xuống 225,08 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 119 triệu đơn vị, giá trị gần 1.896 tỷ đồng.

Trên UPCoM, dòng tiền phân hóa tương đối rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index chưa thể chuyển sang sắc xanh khi tiếp tục giảm 0,32 điểm (-0,37%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 55,5 triệu đơn vị, giá trị hơn 719 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR giảm 1,1%, tương đương mức 17.400 đồng/CP với khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường, đạt xấp xỉ 8,4 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp gần 3,5 triệu đơn vị và giảm 2,8%, tương đương 13.900 đồng /CP.

Điểm nhấn trong phiên giao dịch hôm nay đến từ cổ phiếu VND. Kết thúc phiên giao dịch, VND đóng cửa ở mức 18.050 đồng/cổ phiếu, giảm 6,48% so với phiên giao dịch hôm qua. Thanh khoản của VND cũng tăng kỷ lục với tổng khối lượng giao dịch đạt trên 105 triệu cổ phiếu. Nguyên nhân dẫn tới đà giảm của VND được cho là xuất phát từ những tin đồn tiêu cực trên các hội nhóm zalo, tạo tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư.

Cụ thể, trên các hội nhóm zalo, xuất hiện tin đồn cấm xuất cảnh với ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch của Tập đoàn Trung Nam cũng như các hoạt động thanh tra đối với ngành năng lượng tái tạo. Đáng chú ý, tin đồn về Chủ tịch của Tập đoàn Trung Nam gây tác động tiêu cực gián tiếp tới VND, bởi VNDIRECT chính là đơn vị phát hành trái phiếu cho tập đoàn này. Mới đây nhất, một Công ty con của Tập đoàn Trung Nam đã xin lùi ngày thanh toán nợ trái phiếu.

Thách thức đến từ minh bạch hóa thông tin

Để hấp dẫn nhà đầu tư và có thể gọi được vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, ngoài hiệu quả kinh doanh ...

Nhận định về xu hướng cũng như diễn biến của VN-Index trong phiên giao dịch hôm nay, chuyên viên tư vấn tại CTCK FPTS, anh Lai Trần Thái Bình cho rằng:

"Kể từ sau tuần trước, sự phân kỳ tam đoạn xuất hiện đã khiến thị trường gần đây vẫn chịu áp lực đè nén ở vùng 1.135 – 1.140 điểm khiến thị trường tương đối yếu trong tuần này và chủ yếu ở trong xu thế sideway. Đây tuy là rủi ro nhưng lại là cơ hội cho nhóm khỏe “khẳng định vị thế” và tạo cơ hội mua vào ở nhóm này.

Diễn biến nhóm khỏe tiếp tục cho thấy ở Đầu tư công; Thủy sản và Bán lẻ trong tuần. Nhìn chung mức tăng của dòng này đều mạnh hơn thị trường trong tuần qua. Tuy nhiên diễn biến hiện tại đang cho thấy đã có sự yếu đi. Ở Thủy sản, các cổ phiếu đã trong ngưỡng trên của xu hướng tăng trung hạn và xuất hiện tín hiệu phân kỳ từ đỉnh (IDI; ASM; ANV). Tương tự với dòng bán lẻ (DGW; MWG), đà tăng mạnh nhất có thể kể đến FRT là ứng cử duy nhất sót lại trong nhóm này vẫn còn nhịp vào tương đối của dòng tiền.

Riêng về Đầu tư công, sự điều chỉnh trong phiên hôm nay cũng đã có, thế nhưng lực cầu bắt đáy đang không cho nhóm này giảm quá sâu, khi kỳ vọng về tiến độ giải ngân 2023 đạt ở mức 95%. Dòng tiền vào nhóm Đầu tư công chủ yếu là dòng tiền đầu tư chứ rất ít sự gia nhập của dòng tiền đầu cơ lướt sóng. Khả năng đây vẫn sẽ là dòng khỏe đến tận cuối năm nay.

Chứng khoán và Bất động sản tiếp tục thể hiện tính yếu trong tuần qua. Với các tin tức trôi nổi không chính thống, phiên hôm nay VND và ngành Điện đang xuất hiện sự bán tháo lớn. Theo quan điểm của bộ phận FPTS chúng tôi, đầu tư dựa vào các tin tức cũng cần phải cẩn trọng vì tính xác thực, sự điều chỉnh và diễn biến cũng chỉ nằm ở ngắn hạn, việc xác định mua bán cần cân nhắc nội tại doanh nghiệp hơn là theo “rumor”.

Xét trên góc độ phân tích kỹ thuật, VN-Index vẫn chịu tác động giảm của hiện tượng phân kỳ tam đoạn, phiên hôm nay cho thấy xu hướng trong giai đoạn tới tiếp tục là sự sideway (1140 – 1120) và chưa có tín hiệu rõ ràng. Phiên hôm nay đánh dấu nhịp tăng lớn của thanh khoản, chủ yếu nằm ở VND với KLGD kỷ lục (hơn 105 triệu cp). Trước diễn biến này, nhà đầu tư nên giữ vững quan điểm bám vào cơ bản doanh nghiệp hơn là tin tức.

Các cổ phiếu khỏe và mang tính chiến lược tạo điểm mua tốt như Đầu tư công sẽ có nhịp điều chỉnh, đây là cơ hội mua vào. Bên cạnh có, thị trường cũng có các dòng ngách đáng được quan tâm, khi có sự xuất hiện của dòng tiền lớn chảy vào gần đây: Dệt may; Chăn nuôi; Dầu khí. Chính vì vậy, sự sideway hay giảm điểm vẫn tạo cơ hội đầu tư. Nhà đầu tư cần né nhóm yếu và tập trung vào nhóm khỏe hơn là tin vào diễn biến tin tức không đáng tin cậy."

Doanh nghiệp FDI ngại lên sàn vì tiềm tàng rủi ro định giá

"Thị trường chứng khoán Việt Nam sau bao nhiêu năm hoạt động vẫn tồn tại nhiều bất cập, thiếu sự minh bạch và hiện tượng ...

Điểm nhấn thị trường 5/7: HPG tỏa sáng, "họ APEC" gây thất vọng cho NĐT tham gia "giải cứu"

Thị trường chứng khoán diễn biến tương đối sôi động trong phiên giao dịch hôm nay với đà tăng bất ngờ từ HPG. Tuy nhiên, ...

72 mã chứng khoán bị HNX cắt margin trong quý III/2023

Phần lớn danh sách không được cấp margin trên HNX trong quý III này là các cổ phiếu nằm trong diện bị cảnh báo hoặc ...

Hoàng Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán