Điểm nhấn thị trường 4/8: Dòng tiền nghìn tỉ đổ về BĐS, VN-Index bứt phá cuối phiên

(Banker.vn) Trong phiên giao dịch cuối tuần, đà bùng nổ của nhóm cổ phiếu BĐS đã đem lại niềm vui cho NĐT. Kết phiên giao dịch 4/8, VN-Index bùng nổ về điểm số cũng như thanh khoán, xóa tan đà giảm trước đó.

Kết thúc phiên giao dịch 4/8, sàn HOSE có 343 mã tăng, 127 mã giảm và 54 mã tham chiếu. VN-Index tăng 15,03 điểm tương đương 1,24% lên vùng 1.225,98 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 1.126.518.936 đơn vị, tổng giá trị trên 23 nghìn tỷ đồng. Nhóm VN30 diễn biến cùng chiều với chỉ số chung trong hôm nay khi tăng 20,62 điểm tương đương 1,70%. Bên cạnh đó, NĐT nước ngoài bất ngờ mua ròng 166 tỷ đồng, tập trung chủ yếu tại GMD và MSN.

Điểm nhấn thị trường 4/8: Dòng tiền nghìn tỉ đổ về BĐS, VN-Index bứt phá cuối phiên
Mức độ đóng góp của các cổ phiếu trong phiên giao dịch 4/8.

Tại nhóm VN30, VIC và NVL là 2 cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm khi đồng loạt tăng trần với tổng giá trị giao dịch đột biết. Ở chiều ngược lại, SAB, HDB, VCB,... là những cổ phiếu chìm trong sắc đỏ, tuy nhiên mức giảm không đáng kể, dưới 1%.

Trên sàn HNX, nhịp tăng của nhóm HNX30 tạo ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 4/8, sàn HNX có 120 mã tăng và 79 mã giảm, HNX-Index tăng 2,64 điểm lên 242,41 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 108 triệu đơn vị, giá trị trên 1.800 tỷ đồng.

Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,68 điểm (+0,75%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 124 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.400 tỷ đồng.

Điểm nhấn trong phiên giao dịch hôm nay đến từ nhóm cổ phiếu BĐS. Sau thông tin tích cực từ cuộc họp của ngày hôm qua, dòng tiền bất ngờ đổ mạnh vào nhóm cổ phiếu này. Tổng giá trị giao dịch của các cổ phiếu NVL, VIC, DIG ghi nhận trong ngày 4/8 lần lượt là 1.559 tỉ đồng, 1.339 tỉ đồng và 956 tỉ đồng. Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn như HQC, TCH cũng tăng trần với thanh khoản lớn. Dòng tiền nghìn tỉ đổ vào nhóm BĐS chính là động lực giúp VN-Index bùng nổ trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần này.

Nhận định về xu hướng của thị trường cũng như diễn biến của VN-Index trong thời gian tới, Chuyên viên tư vấn đầu tư đến từ Công ty CK FPTS, ông Lai Trần Thái Bình cho rằng:

"Thị trường tuần này nhìn chung có sự biến động rung lắc quanh vùng kháng cự trùng ngưỡng trên xu hướng tăng trung hạn (1130 – 1135). Đây vẫn được đánh giá là vùng kháng cự khá cứng khi đồng thời là vùng vừa vượt khỏi khoảng GAP lớn (26/09/2022). Tuy nhiên, việc rung lắc này lại mang tín hiệu tích cực khi VN-Index vẫn giữ được hỗ trợ tại 1.205 – 1.215 điểm, thanh khoản trung bình trong tuần ghi nhận ở mức hơn 1 tỷ USD (trên 24 nghìn tỷ VND).

Đánh giá một cách tổng quan, dòng tiền trên thị trường đang bắt theo các nhóm ngành có tin tức và sự hỗ trợ của vĩ mô. Nhóm ngành hỗ trợ thị trường lớn nhất trong tuần là BĐS, đây vẫn được đánh giá là nhóm ngành tiếp tục duy trì sự tích cực trong tuần tới. Các thông tin hỗ trợ rất nhiều (Tình hình TPDN khả quan; NVL được giải cứu; mặt bằng lãi suất giảm;…) đã tạo nhịp đánh của dòng tiền vào mạnh. Dù là sự tích cực nhưng sang tuần, việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư trong nhóm này sẽ khó hơn, BĐS khả năng sẽ có sự phân hóa tăng giảm không đồng nhất. Nhà đầu tư tham gia nhóm này cần phân tích kỹ cổ phiếu và tuân theo chiến lược đúng đắn. Không nên quá fomo vào những cổ phiếu tăng nóng.

Nhóm hỗ trợ mạnh tiếp theo và khả năng có nhịp đánh cao hơn sẽ nằm ở Đầu tư công và Dầu khí. Ngày 07/08/2023 sẽ có kết quả trúng thầu chính thức cho dự án Sân bay Long thành; Ngày 10/8/2023 sẽ là cuộc họp gỡ vướng mắc cuối cùng cho dự án Lô B Ô Môn. Với sự kích thích của các thông tin và diễn biến vĩ mô, khả năng đây là 2 nhóm thay BĐS dẫn dắt trong tuần sau, nhất là khi BĐS dự báo sẽ có sự phân hóa.

Đi cùng với sự tăng điểm của thị trường, trong tuần sau tiếp tục sẽ có các nhóm ngành ăn theo nhưng không quá lớn. Chứng khoán và Thép vừa qua có sự nhúng xuống về hỗ trợ để thu hút dòng tiền. Đi theo câu chuyện gỡ khó TPDN, nhóm Điện dự báo cũng sẽ có nhịp tăng nhờ vào gỡ khó cho Trung Nam.

Chốt lại, sự rung lắc đã gần đi qua, đúng hơn là trong nhịp đi ngang tích lũy để cho đà tăng tiếp chứ không phải điều chỉnh để giảm sâu. Giai đoạn này tương đồng với giai đoạn của tháng 6/2023. Nhà tư có thể tiếp tục kỳ vọng vào nhịp tăng tuần sau của thị trường bởi dòng tiền vẫn còn vào mạnh. Nhà đầu tư có thể tập trung vào các nhóm ngành hưởng lợi chính sách vĩ mô theo mức độ: Đầu tư công và Dầu khí; BĐS; Thép và Chứng khoán; Điện ".

Ngân hàng nào có tỷ lệ nợ xấu cao nhất nửa đầu năm 2023?

Nhiều ngân hàng ghi nhận nợ xấu tăng vọt sau quý 2/2023. Vậy kết thúc 6 tháng đầu năm, đâu là ngân hàng tỷ lệ ...

Cổ phiếu BĐS khởi sắc sau cuộc họp tổng lực tháo gỡ khó khăn

Trong ngày hôm qua, Thủ tướng chủ trì cuộc họp tổng lực tháo gỡ khó khăn cho ngành BĐS. Trước những thông tin được đưa ...

Cổ phiếu VIC tăng 21% sau 5 phiên, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng trở lại Top 1 danh sách tỷ phú sàn chứng khoán

Tại thời điểm 10h35, giá trị tài sản theo vốn hóa thị trường của Chủ tịch Vingroup (VIC) Phạm Nhật Vượng đang hơn Chủ tịch ...

Thiên Dương

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán