ĐHĐCĐ PAN: Tiếp tục không chia cổ tức, Chủ tịch trấn an cổ đông 'cố gắng chờ thêm chút nữa'

(Banker.vn) Trả lời cổ đông về việc không chia cổ tức năm 2022, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn PAN trấn an "Chúng ta cố gắng chờ một chút nữa thôi".

Ngày 26/4, Công ty CP Tập đoàn PAN (HOSE: PAN) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 tại quận 1, TP.HCM với 60 cổ đông tham dự đại diện số cổ phần tương ứng cho 50,1% số cổ phần có quyền biểu quyết. Đại hội kết thúc với tất cả tờ trình được thông qua.

Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu 15.156 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng 840 tỷ đồng, tăng 5,8%.

Kế hoạch kinh doanh của tập đoàn được xây dựng với kịch bản thận trọng bởi ban lãnh đạo PAN nhận định các hoạt động kinh doanh trong năm nay sẽ gặp một số khó khăn từ biến động kinh tế vĩ mô cũng như sự suy giảm về cầu tiêu dùng từ thế giới cũng như nội địa.

Về định hướng kinh doanh, đối với mảng giống cây trồng, lương thực và thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng, doanh nghiệp dự kiến sẽ có được tốc độ tăng trưởng tốt do nhu cầu lương thực thiết yếu tăng cao, thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh giống và sản phẩm bảo vệ thực vật. Trong đó, doanh thu và lợi nhuận mảng kinh doanh nông nghiệp dự kiến tăng từ 10% đến 15% trong năm 2023.

Nước mắm, gạo là những quà tặng của PAN cho cổ đông.
Nước mắm, gạo là những quà tặng của PAN cho cổ đông.

Đối với mảng thực phẩm bánh kẹo, tập đoàn dự kiến hoạt động cốt lõi có tăng trưởng tốt theo sự phục hồi dần của sức cầu nội địa; cùng với đó là động lực tăng trưởng từ các mặt hàng sản phẩm mới sẽ giúp tăng doanh thu và lợi nhuận.

Trong đó, riêng mảng bánh kẹo, doanh thu dự kiến tăng 15%, lợi nhuận trước thuế từ hoạt động cốt lõi dự kiến tăng trưởng mạnh hơn 2 lần so với năm 2022 (loại trừ lợi nhuận bất thường từ giao dịch chuyển nhượng nhà máy).

Đối với mảng hạt, doanh thu có tăng trưởng nhẹ và lợi nhuận tăng trưởng tốt trên 10% do dự kiến trong năm 2023, tập đoàn không chịu nhiều rủi ro và phát sinh lỗ từ tỷ giá như năm 2022.

Đối với mảng tôm, kế hoạch doanh thu gần như tương đương năm 2022, nhưng lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng tốt 20%, được tạo bởi biên lợi nhuận cao hơn khi khai thác toàn bộ diện tích ao tự nuôi trong năm 2023.

Đối với mảng cá tra, dự kiến doanh thu giảm 3-5% và lợi nhuận trước thuế giảm từ 15% đến 20% so với năm 2022.

Về kết quả kinh doanh năm 2022, PAN ghi nhận doanh thu 13.655 tỷ đồng, tăng 47,6% so với cùng kỳ, hoàn thành 95% kế hoạch doanh thu (14.300 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 794 tỷ đồng, tăng 55,3% so với thực hiện trong năm 2021, hoàn thành 105% kế hoạch lợi nhuận năm (kế hoạch lãi 755 tỷ đồng).

Dù ghi nhận lợi nhuận tăng nhưng PAN trình cổ đông không trả cổ tức để dành nguồn lực cho các hoạt động cân đối nguồn vốn và đầu tư phát triển. Cho năm 2023, mức cổ tức dự kiến ít nhất là 5% bằng tiền (500 đồng/cp) nếu đạt kế hoạch.

Trả lời chất vấn cổ đông về lý do không chia cổ tức, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT cho biết PAN đang thấy nhiều cơ hội nên đầu tư để tạo nên giá trị cho tương lai. Do đó, PAN cần phải kiểm soát dòng tiền để ít nhất là trong năm 2023 có thể chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông. Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng cũng trấn an cổ đông: “Chúng ta cố gắng chờ một chút nữa thôi”.

Về kế hoạch tăng vốn, lãnh đạo PAN chia sẻ còn tuỳ thuộc vào điều kiện thị trường và hoạt động của Công ty. Trong năm qua, PAN có bức tranh kinnh tốt nhưng chưa được tốt là quản trị dòng tiền, và năm nay sẽ tập trung ưu tiên.

Về kết quả kinh doanh quý I/2023, ước sơ bộ doanh thu tương đương cùng kỳ, đạt trên 2.500 tỷ cho hợp nhất. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ xấp xỉ 45 tỷ, thấp hơn nhiều so với con số cùng kỳ là 77 tỷ. Dù vậy, trong số 77 tỷ hồi quý 1/2022, thì có đến 40 tỷ ghi nhận từ thương vụ Bibica. Nên bóc tách nguồn thu bất thường, thì lợi nhuận cốt lõi của quý 1/2023 vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2022.

Chia sẻ về kế hoạch M&A trong thời gian tới, lãnh đạo PAN cho biết sẽ tiếp tục M&A, có thể đứng từ phía tập đoàn hoặc từ phía công ty thành viên. Nhưng, sẽ tuỳ thuộc vào dòng tiền công ty.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên 27/4, cổ phiếu PAN tăng 1,92% lên 18.550 đồng/cp, với khối lượng khớp lệnh đạt 1,8 triệu đơn vị.

Tập đoàn PAN muốn tăng tỷ lệ nắm giữ tại Thực phẩm Sao Ta (FMC) lên trên 51%

CTCP Tập đoàn PAN (Mã: PAN) đăng ký mua hơn 5,96 triệu cổ phiếu FMC của Thực phẩm Sao Ta, nhằm tái cấu trúc sở ...

PAN Group báo lãi ròng quý 2/2021 tăng 67%

Nhờ tăng trưởng doanh thu ở mảng nông nghiệp, bánh kẹo và tôm xuất khẩu, trong khi chi phí được tiết giảm và chủ động ...

Cổ phiếu PAN tăng mạnh sau cú bắt tay với C.P Việt Nam

Phản ứng trước động thái hợp tác mới nhất, cổ phiếu PAN đã ghi nhận mức tăng hơn 3% trong phiên giao dịch cùng ngày ...

Phúc Lâm

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán