Đến 25/12, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 13,82%

(Banker.vn) Đến ngày 25/12/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 13,82%, vượt mức cùng kỳ năm trước nhưng chưa chạm mục tiêu 15%. Năm 2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt kỳ vọng cao hơn, dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt khoảng 16%.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (GSO), tính đến ngày 25/12/2024, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,42% so với cuối năm 2023, thấp hơn mức tăng 10,34% cùng kỳ năm 2023. Huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 9,06%, cũng giảm so với mức 11,19% của năm trước. Tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 13,82%, cao hơn mức 11,48% cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn cách mục tiêu 15% đề ra cho cả năm 2024 hơn 1%.

Ngân hàng Nhà nước dự kiến dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt khoảng 16%.
Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 đạt khoảng 16%

Theo Tổng cục Thống kê, NHNN đã chủ động, linh hoạt và hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong năm 2024. Lãi suất điều hành được duy trì ổn định, trong khi các tổ chức tín dụng được yêu cầu tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất cho vay bình quân đối với các khoản vay mới dao động từ 6,7% đến 9,0%/năm. Đặc biệt, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân cho các lĩnh vực ưu tiên chỉ khoảng 3,8%/năm, thấp hơn mức trần 4%/năm do NHNN quy định.

Về tỷ giá, NHNN giữ ổn định tỷ giá trung tâm VND/USD trong năm 2024, với mức tăng chỉ 1,97% so với cuối năm 2023, đạt 24.355 đồng vào ngày 31/12/2024. Sự ổn định này có được nhờ các biện pháp điều hành linh hoạt, bao gồm việc can thiệp thị trường ngoại tệ kịp thời để giảm áp lực biến động bất thường và đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp.

Trong lĩnh vực tín dụng chính sách, tổng vốn giải ngân trong năm 2024 đạt 119,5 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn. Đến cuối năm, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 367,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2023, với gần 6,9 triệu hộ còn dư nợ.

Vào cuối tháng 12/2024, đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các tổ chức chủ động triển khai thực hiện. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%.

Các tổ chức tín dụng được yêu cầu thực hiện tăng trưởng tín dụng một cách an toàn, hiệu quả và tuân thủ đúng các quy định pháp luật. Việc này cần dựa trên khả năng quản trị rủi ro, tình hình thanh khoản và năng lực huy động vốn, đồng thời bảo đảm chất lượng tín dụng và sử dụng vốn đúng mục đích. Ngoài ra, cần hạn chế sự gia tăng và phát sinh nợ xấu, đảm bảo an toàn hoạt động, và tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo định hướng của Chính phủ.

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cần kiểm soát chặt chẽ tín dụng tại các lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao, nâng cao năng lực thẩm định và đánh giá tín dụng. Cần kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng. Đồng thời, cần tiếp tục cắt giảm chi phí hoạt động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số nhằm tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.

Loạt lãnh đạo cấp cao ngân hàng xin từ nhiệm ngay đầu năm mới

Những ngày cuối năm 2024 và đầu năm 2025 chứng kiến làn sóng từ nhiệm của nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng ...

Từ vụ tin đồn thất thiệt tại ACB, cùng nhìn lại những lần “tai bay vạ gió” của các lãnh đạo ngân hàng

Gần đây, các tin đồn thất thiệt nhắm vào lãnh đạo và ngân hàng đã gây ra nhiều xáo trộn. Những thông tin sai lệch ...

Ngân hàng đẩy mạnh xử lý nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu trung bình của hệ thống ngân hàng dự kiến giảm xuống còn 1,78% vào nửa cuối năm 2025. Tuy nhiên, bộ ...

Ân Thiên

Ân Thiên

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục