Tại báo cáo trình Quốc hội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị thêm ngân hàng vào nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2024.
Theo đó, VNBA thống nhất với nội dung đề xuất về chính sách giảm thuế VAT 2% trong 6 tháng đầu năm 2024 và việc bổ sung nội dung này vào Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 để trình Quốc hội ra Nghị quyết chung (không ban hành Nghị quyết riêng về giảm thuế VAT để đảm bảo tiến độ thực hiện, sớm đưa giải pháp vào thực hiện trong thực tế).
Qua đó, VNBA cho biết, hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện nay cũng hết sức khó khăn, nợ xấu và nợ rủi ro tiềm ẩn có xu hướng tăng cao. Hiệp hội dự báo, kết quả hoạt động năm 2023 và năm 2024 của các tổ chức tín dụng dự báo sẽ sụt giảm mạnh so với các năm trước. Đặc biệt, tổ chức tín dụng quy mô nhỏ, trong khi vẫn phải triển khai các chương trình hỗ trợ lãi suất, miễn giảm phí dịch vụ cho các doanh nghiệp và người dân theo chỉ đạo của Chính phủ.
Vì vậy, để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp và đầu tư công nghệ chuyển đổi số, đảm bảo an ninh an toàn trong hoạt động, VNBA đề nghị bổ sung ngân hàng vào nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế suất thuế VAT trong Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 để trình Quốc hội ra Nghị quyết chung.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề xuất giảm 2% VAT cho ngân hàng |
Theo thống kê của 11 ngân hàng đã báo cáo kết quả kinh doanh quý III cho thấy, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đang giảm 22,1% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, từ gần 71.000 tỷ đồng xuống còn 55.250 tỷ đồng. Trong đó, có nhà băng ghi nhận mức sụt giảm sâu, mất tới hơn 58% lợi nhuận.
Cũng trong 9 tháng đầu năm, chỉ có 3/11 ngân hàng báo lãi tăng so với cùng kỳ. Theo báo cáo kết quả kinh doanh, duy nhất Ngân hàng ACB ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận hai con số (11,3%).
Ngoài ra, chất lượng tài sản của các ngân hàng cũng tiếp tục đi xuống. So với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối tháng 9 của toàn bộ 11 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính đều tăng lên. Hiện chỉ có ba ngân hàng là VPBank, PG Bank và Saigonbank báo tỷ lệ cáo nợ xấu trong quý III cải thiện so với quý liền trước.
Trước đó, nhiều chuyên gia dự báo tăng trưởng lợi nhuận 2023 của ngành ngân hàng dự kiến sẽ thấp hơn đáng kể so với năm 2022. Như các chuyên gia của FiinGroup đã chỉ ra 5 vấn đề mà ngành ngân hàng phải đối mặt.
Thứ nhất, mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao, nhất là huy động tiền gửi.
Thứ hai, thu nhập hoạt động dịch vụ phi tín dụng, chủ yếu là bán chéo bảo hiểm không còn dồi dào như mấy năm trước. Dù đã tăng trưởng mạnh và chiếm khoảng 18,6% tổng thu nhập.
Thứ ba, áp lực về đẩy mạnh cho vay do thị trường bất động sản (hiện chiếm khoảng 20% tổng tín dụng) đang gặp khó và thanh khoản chung của nền kinh tế đang bị “nghẽn” ở lĩnh vực bất động sản.
Thứ tư, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đang tăng lên do nhiều khoản cho vay với bất động sản có thể trở thành nợ xấu nếu tín dụng vào lĩnh vực này tiếp tục bị thắt chặt. Thứ năm, rủi ro nợ xấu (NPL) từ trái phiếu doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế lãi gấp 5 lần, một công ty chứng khoán muốn chuyển sang HOSE Công ty CP Chứng khoán DSC (UPCom: DSC) vừa công bố Báo cáo tài chính quý 3/2023 với nhiều điểm nhấn ấn tượng. Ngoài ra, ... |
Điểm danh 5 Ngân hàng lọt danh sách doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất năm 2022 Theo số liệu Tổng cục Thuế vừa công bố, lộ diện 5 ngân hàng có tên trong danh sách doanh nghiệp nộp thuế thu nhập ... |
VPBank nộp hơn 6.400 tỷ đồng vào ngân sách, đứng đầu danh sách V1000 năm 2022? Theo số liệu của Tổng cục Thuế, các ngân hàng đang chiếm áp đảo trong danh sách doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ... |
Thiên Thanh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|