Sáng ngày 18/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ đã chủ trì Hội nghị của Hội đồng.
Cần giải pháp huy động vốn đầu tư
Tại hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Vùng Đông Nam Bộ được định hướng phát triển là vùng có cơ cấu kinh tế hiện đại, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực; tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở một số chuyên ngành, lĩnh vực có cơ hội và lợi thế. Phát triển các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị hiện đại và các khu công nghiệp công nghệ cao. Phát triển dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; công nghệ thông tin - viễn thông; khoa học - công nghệ; du lịch; logistics…
Lãnh đạo Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia tham dự hội nghị |
Để đạt được các mục tiêu chung cho vùng theo định hướng quy hoạch, tạo nên một không gian rộng lớn, thống nhất, thực hiện nhiệm vụ Thường trực của Hội đồng vùng, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, cần có các giải pháp huy động vốn đầu tư bao gồm nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt nguồn lực ngoài nhà nước nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng. Trong đó, ưu tiên nguồn ngân sách trung ương từ nguồn dự phòng, tăng thu để đầu tư các dự án cấp bách liên vùng.
Riêng đối với TP. Hồ Chí Minh cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế cho phép Thành phố vay một khoản đủ lớn khoảng trên dưới 20 tỷ USD để hoàn thành đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch. Việc này nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, mở rộng không gian thành phố bằng cách kéo dài đường sắt TP. Hồ Chí Minh sang các địa phương lận cận trong vùng.
Về kế hoạch hành động của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ trong 6 tháng cuối năm 2023, ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo Kế hoạch hoạt động của Hội đồng vùng trong 06 tháng cuối năm 2023, trong đó phân công cho 11 Bộ ngành 42 nhiệm vụ và mỗi địa phương 3 nhiệm vụ, đề nghị các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục cập nhật, bổ sung và tập trung tổ chức triển khai thực hiện.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ đã chủ trì Hội nghị của Hội đồng. |
Nhiều đề xuất thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho vùng
Thống nhất với kế hoạch triển khai hoạt động 6 tháng cuối năm 2023 của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, lãnh đạo Bộ, ngành, UBND TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồn Nam Bộ khẳng định sẽ chủ động triển khai các công việc liên quan theo phân công nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng đề xuất một số giải pháp để thu hút nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội cho vùng. Trong đó, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét trình Quốc hội ban hành Nghị Quyết về cơ chế, chính sách cho Vùng Đông Nam Bộ, trong đó có nội dung thành lập Quỹ phát triển hệ thống giao thông Vùng do Thủ tướng Chính phủ thành lập và gắn với Hội đồng điều phối Vùng Đông Nam Bộ.
Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, việc có được một quỹ đầu tư hạ tầng chung cho toàn vùng với cơ chế mở sẽ thúc đẩy quá trình phát triển và liên kết các địa phương trong vùng.
Trong khi đó, tỉnh Bình Dương đề xuất xây dựng chính sách và cơ chế thúc đẩy tinh thần hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã trong ngành hàng; giữa các chủ thể Nhà nước, Hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp; giữa Hiệp hội doanh nghiệp với các nhà khoa học, các trường đại học, viện nghiên cứu… ; qua đó, nâng cao năng lực ngành hàng, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Lý do, các doanh nghiệp của Đông Nam Bộ đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ 97% trên tổng số doanh nghiệp; chất lượng, hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp còn hạn chế; cần có sự liên kết của các Hiệp hội Doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng để thúc đẩy sự phát triển của khu vực này.
Liên quan đến hạ tầng giao thông, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ này đang triển khai một số giải pháp để thu hút nguồn lực xây dựng mạng lưới giao thông vùng Đông Nam Bộ. Cụ thể là trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 5 quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực giao thông vận tải; ưu tiên nguồn lực để tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ với dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng giao thông vùng khoảng 738.500 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 342.000 tỷ; giai đoạn 2026 - 2030 nhu cầu khoảng 396.500 tỷ, tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm, liên kết vùng, tạo động lực lan tỏa.
Để đạt được các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cho vùng, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần triển khai như: Cần sớm hoàn thiện các quy hoạch tỉnh, quy hoạch Vùng Đông Nam Bộ trong đó tích hợp đầy đủ, thống nhất và đồng bộ với 05 quy hoạch chuyên ngành Giao thông vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|