Đề xuất bỏ bằng lái xe hạng A1 và B2: Người lái xe 2 bánh và ô tô sẽ được cấp bằng gì?

(Banker.vn) Theo dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ đang được lấy ý kiến, sẽ thay đổi phân hạng giấy phép lái xe (GPLX) so với quy định cũ, tức sẽ không còn GPLX hạng A1, A4, B1, B2, E, FB2, FD, FE, FC như Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành.

Thời hạn sử dụng biển số xe máy định danh bao lâu? Có thay đổi được không?

Từ ngày 1/7/2023, những chính sách đáng chú ý liên quan đến người sử dụng ô tô

Những thay đổi khi quy định về biển số định danh có hiệu lực từ 1/7/2023

Đề xuất bỏ giấy phép lái xe hạng A1 từ 1/7/2024

Tại Điều 39 dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất thay đổi phân hạng giấy phép lái xe so với quy định cũ tại khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Đề xuất bỏ bằng lái xe hạng A1 và B2: Người lái xe 2 bánh và ô tô sẽ được cấp bằng gì?

Cụ thể, dự thảo đề xuất chỉ còn các hạng giấy phép lái xe sau đây: Hạng A2, A, A3, B, C1, C, D2, D, BE, D2E, DE:

Hạng A2: Cấp cho người lái xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50 - 175 cm3 hoặc động cơ có công suất định mức tương đương

Hạng A: Cấp cho người lái xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương và các loại xe quy định cho hạng A2.

Hạng A3: Cấp cho người lái xe mô tô 3 bánh và các loại xe quy định cho hạng A2.

Hạng B: Cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi (bao gồm cả chỗ của người lái xe), xe ô tô tải, máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế không vượt quá 3.500 kg, các loại xe ô tô quy định cho hạng B có gắn kèm rơ - moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX hạng B2.

Hạng C1: Cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 3.500 - 7.500 kg, các loại xe ô tô tải quy định cho hạng C1 có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B.

Hạng C: Cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 7.500 kg, các loại xe ô tô tải quy định cho hạng C có gắn kèm rơ-moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1.

Hạng D2: Cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) từ 10 - 30 chỗ, các loại xe ô tô chở người quy định cho hạng D2 có gắn kèm rơ - moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C.

Hạng D: Cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ, xe ô tô chở người giường nằm, các loại xe ô tô chở người quy định cho hạng D2 có gắn kèm rơ - moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ-moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C, D2.

Hạng BE, C1E, CE, D2E, DE: Cấp cho người lái xe để lái các loại xe ô tô quy định khi kéo theo rơ - moóc với khối lượng tương đương.

Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A2. Nếu điều khiển ô tô có cơ cấu điều khiển phù hợp với tình trạng khuyết tật thì được cấp giấy phép lái xe hạng B.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Ngoài ra, dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng quy định thời hạn của giấy phép lái xe (GPLX), cụ thể:

GPLX hạng A2, A, A3: Không thời hạn

GPLX hạng B: Thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp

GPLX hạng C1, C, D2, D, BE, C1E, CE, D2E, DE: Thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp

Việc cấp, đổi lại giấy phép lái xe theo luật mới được quy định như sau:

GPLX hạng A3, C: giữ nguyên và đổi, cấp lại cùng hạng

GPLX hạng A2: đổi, cấp lại cho người có Giấy phép lái xe hạng A1

GPLX hạng A: đổi, cấp lại cho những người có Giấy phép lái xe hạng A2

GPLX hạng B: đổi, cấp lại cho người có Giấy phép lái xe hạng B1, B2

GPLX hạng D2: đổi, cấp lại cho người có Giấy phép lái xe hạng D

GPLX hạng D: đổi, cấp lại cho người có Giấy phép lái xe hạng E

Thu Uyên (Tổng hợp)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán