Đầu tư tài sản Koji (KPF) tính xây khu đô thị 520 tỷ đồng ở Lạng Sơn

(Banker.vn) Đầu tư tài sản Koji (KPF) muốn làm dự án lớn ở Lạng Sơn giữa thời kỳ khó khăn về dòng tiền, đặc biệt trong việc xử lý tài sản bảo đảm của 3 lô trái phiếu trị giá nghìn tỷ đồng liên quan.
Đầu tư tài sản Koji (KPF) tính xây khu đô thị 520 tỷ đồng ở Lạng Sơn
ngày 8/8, KPF đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường thông qua phương án phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ từ 608 tỷ đồng lên 706 tỷ đồng.

Ngày 7/8, Công ty CP Đầu tư tài sản Koji (HOSE: KPF) công bố Nghị quyết HĐQT về việc phê duyệt chủ trương nghiên cứu đầu tư dự án Khu đô thị phía Tây thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Theo đó, HĐQT KPF chấp thuận chủ trương nghiên cứu ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản La Paloma để triển khai thực hiện dự án.

KPF cho biết, đây là dự án có quy mô, diện tích sử dụng đất 14,4ha. Tổng mức đầu tư hơn 520 tỷ đồng, trong đó vốn nhà đầu tư hơn 156 tỷ đồng, còn lại là vốn vay từ ngân hàng.

Về chủ trương nghiên cứu vốn đầu tư phát triển dự án Khu đô thị phía Tây thị trấn Bắc Sơn, KPF cho biết, vốn góp của đối tác Quản lý tài sản La Paloma tại dự án là lợi thế thương mại và quyền phát triển dự án trên khu đất này.

Giá trị vốn góp của Quản lý tài sản La Paloma được xác định và thống nhất là 46,8 tỷ đồng, chiếm 30% tổng giá trị đầu tư được quyết toán của dự án. KPF sẽ góp 70% vốn còn lại, tương đương gần 110 tỷ đồng. Tiến độ góp vốn căn cứ theo tiến độ dự án triển khai thực tế.

Trong diễn biến liên quan, ngày 8/8, KPF đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường thông qua phương án phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ từ 608 tỷ đồng lên 706 tỷ đồng.

Tỷ lệ chào bán là 16%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được mua thêm 16 cổ phiếu mới, với mức giá dự kiến là 10.000 đồng. So với thị giá 8.930 đồng/cp, giá phát hành của KPF đang cao hơn khoảng 12%.

Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2024, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Khoản tiền gần 100 tỷ đồng huy động được theo kế hoạch sẽ dùng để bổ sung vốn cho KPF trong hoạt động hợp tác đầu tư kinh doanh, khai thác, chế biến khoáng sản Cao lanh với Công ty TNHH Sản xuất thương mại Phước Lộc Thọ; bao gồm nhưng không giới hạn việc bổ sung vốn lưu động cho KPF.

Cũng tại cuộc họp bất thường vừa qua, ĐHĐCĐ KPF đã thông qua chủ trương nhận chuyển nhượng trái phiếu của 3 doanh nghiệp liên quan, trên cơ sở thương lượng, đàm phán và nhận được sự đồng ý của các nhà đầu tư.

Cụ thể, 3 tổ chức phát hành này là Công ty TNHH Đầu tư Phúc Hậu, Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm, Công ty CP Đầu tư Nông nghiệp sạch Phú Sơn. Tổng số lượng trái phiếu của 3 tổ chức trên là 99.000 đơn vị, mệnh giá 10 triệu đồng, tương đương 990 tỷ đồng.

Tổng giá trị trái phiếu KPF dự kiến nhận chuyển nhượng là 834,6 tỷ đồng; trước đó, doanh nghiệp cũng đang sở hữu 155,3 tỷ đồng của 3 lô trái phiếu này.

Đầu tư tài sản Koji (KPF) tính xây khu đô thị 520 tỷ đồng ở Lạng Sơn
3 lô trái phiếu nghìn tỷ đồng liên quan đến KPF.

Mục đích KPF nhận chuyển nhượng lại toàn bộ trái phiếu là để xử lý các tài sản bảo đảm thông qua việc giải chấp. Được biết, các tổ chức phát hành trên sử dụng cổ phiếu KPF để làm tài sản bảo đảm trái phiếu.

Tuy nhiên, kế hoạch mua lại toàn bộ trái phiếu của KPF không dễ thực hiện, bởi tổng tài sản của doanh nghiệp tính đến hết tháng 6/2023 chỉ đạt 890 tỷ đồng, trong đó, chủ yếu tài sản nằm ở các khoản phải thu (phải thu về cho vay ngắn hạn 343 tỷ đồng) và đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (344 tỷ đồng).

Song, theo báo cáo tài chính quý II, KPF vẫn còn dư địa động huy động vốn vay khi nợ phải trả chỉ ở mức 80 tỷ đồng, thấp hơn nhiều lần so với vốn chủ sở hữu 810 tỷ đồng.

Về hoạt động kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2023, KPF ghi nhận 27,2 tỷ đồng doanh thu tài chính, giảm mạnh 50% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 18,5 tỷ đồng, giảm đến 60%.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu KPF đang ở vùng thấp nhất hai năm qua. So với mức đỉnh 23.000 đồng/cp thiết lập cuối tháng 8/2022, thị giá KPF chỉ đang tương ứng khoảng 39%.

Chị gái Chủ tịch Đầu tư tài chính Koji (KPF) vừa thoái toàn bộ vốn tại công ty

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/3, cổ phiếu KPF giảm mạnh 6,38% xuống mức 9.100 đồng/cổ phiếu. Khối lượng ...

Cựu Chủ tịch Đầu tư Tài sản Koji (KPF) thoái sạch vốn, ước lỗ hơn 30%

Cổ phiếu KPF từng bứt phá mạnh trong năm 2022 khi tăng gấp đôi lên mức giá 22.600 đồng/cp trong tháng 8. Tuy vậy, giá ...

Thành viên HĐQT Đầu tư tài sản Koji (KPF) muốn thoái sạch vốn tại công ty

Ông Nguyễn Quang Huy, Thành viên HĐQT Công ty CP Đầu tư tài sản Koji (HOSE: KPF) vừa đăng ký bán toàn bộ hơn 6 ...

Ánh Dương

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán