Đầu tư chứng khoán cuối năm 2023: Hé lộ những "gương mặt" chất lượng

(Banker.vn) Thời gian gần đây, dòng tiền dường như đang đặt nhiều niềm tin vào kênh chứng khoán, các nhà đầu tư kỳ vọng kinh tế đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng...

Giới phân tích nhận định, lãi suất cho vay margin dự kiến đi xuống sẽ giúp thúc đẩy hoạt động giao dịch. Hệ thống giao dịch mới KRX sắp vận hành sẽ trở thành bước đệm cho câu chuyện nâng hạng thị trường.

Các mã chứng khoán có thể dẫn dắt câu chuyện hay nửa cuối năm là SSI, VCI, SHS. Ngoài ra, thị trường M&A tăng nhiệt trở lại với sự xuất hiện của một số thương vụ lớn sẽ hỗ trợ cho một số công ty chứng khoán tham gia tích cực vào sân chơi này, như HSC, SSI, Vndirect, VCI.

Đầu tư chứng khoán cuối năm 2023: Hé lộ những
Ảnh minh họa

Một ngành khác cho thấy dấu hiệu của sự phục hồi là thép với đơn hàng xuất khẩu cải thiện, trong khi nhu cầu nội địa tăng nhờ một số dự án bất động sản nhà ở thi công trở lại; và đặc biệt đầu tư công thường tăng tốc vào các tháng cuối năm.

Từ đó, các doanh nghiệp trong ngành như HPG, NKG, HSG nằm trong diện đáng chú ý. Mới đây, thông tin thép Pomina sẽ bán 70 triệu cổ phiếu cho đối tác đến từ Nhật cũng mang đến dấu hiệu tích cực cho ngành thép sau thời gian dài vật lộn với khó khăn.

Ở mảng xây dựng, tâm điểm của thị trường là kết quả đấu thầu, lựa chọn nhà thầu tham gia gói xây lắp nhà ga hành khách cảng hàng không Long Thành và một dự án đầu tư hạ tầng lớn khác. Giới đầu tư đang chú ý đến các mã cổ phiếu như Coteccons, Hoà Bình, An Phong, Central Cons, Newtecons, FCN, HHV.

Bên cạnh đó các mỏ đá xây dựng dự kiến sẽ tiếp tục kinh doanh khấm khá nhờ đầu tư công khởi sắc. Chứng khoán SSI nhận định, các mã như KSB, VLB, DHA, PLC với tư cách là doanh nghiệp đầu ngành và hưởng lợi trực tiếp từ nhu cầu đá, nhựa đường tăng cao từ các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm sẽ giữ được đà tăng trưởng.

Nhà đầu tư cũng có thể đặt cược vào sự hứng khởi của bất động sản khu công nghiệp nhờ trợ lực từ hạ tầng. Với tổng vốn FDI đăng ký mới trong nửa đầu năm 2023 tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, theo đánh giá của ngân hàng DBS, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của FDI nhờ xu hướng chuyển dịch sản xuất; đồng thời việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với các nước sẽ góp phần làm triển vọng tăng trưởng kinh tế trong trung hạn tươi sáng hơn.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ mang đến cơ hội cho nhà đầu tư tham gia vào sân chơi này như KBC, SZC, VGC, IDC. Ở mảng công nghệ, đầu tàu FPT có thể là lựa chọn an toàn cho giới đầu tư nhờ tài chính lành mạnh và số lượng đơn đặt hàng dịch vụ mới từ thị trường toàn cầu tiếp tục cải thiện. Trong nửa đầu năm, FPT ghi nhận doanh thu tăng tốt 21,9% so với cùng kỳ và LNTT tăng 19,3% khi đạt 4.339 tỷ đồng.

Trong nhận định mới đây, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch cho rằng, Việt Nam có triển vọng tăng trưởng trung hạn thuận lợi, thanh khoản bên ngoài mạnh mẽ và nợ chính phủ thấp so với các quốc gia cùng vị trí xếp hạng.

"Các tiêu chuẩn quản trị tuy vẫn còn là một điểm yếu so với các quốc gia khác, nhưng niềm tin lớn hơn vào khả năng của khung chính sách vĩ mô trong việc ứng phó với các thách thức chính sách - một phần do tính minh bạch được nâng cao - có thể dẫn đến việc nâng cấp xếp hạng", Fitch đánh giá.

Cổ phiếu ngành dược: Có đem lại "liều thuốc" tốt cho nhà đầu tư?

Theo Agriseco, ngành dược được biết đến là ngành mang tính phòng thủ trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh ...

Nửa cuối năm 2023: Nên đầu tư cổ phiếu nào?

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Nhân và Ngô Minh Tuấn vừa đưa ra những nhận định về xu hướng thị trường và cơ hội ...

Chứng khoán tăng tốt, vì sao nhiều nhà đầu tư vẫn "đứng ngoài quan sát"?

Thị trường chứng khoán đang giữ đà tăng khá tốt và liên tục lập đỉnh mới trong năm 2023, thế nhưng, lý do nào khiến ...

Nhật Hải

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục