Dầu khí Nam Sông Hậu quên công bố thông tin rót vốn vào một công ty bất động sản

(Banker.vn) Ngày 31/12/2022, Dầu khí Nam Sông Hậu đã góp vốn vào Công ty CP Bất động sản Đông Phú số tiền gần 45 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu tăng từ gần 20% lên 41%.

Công ty CP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (HOSE: PSH) đã có thông báo về việc tăng tỷ lệ vốn góp tại Công ty CP Bất động sản Đông Phú. Doanh nghiệp cho biết, tại ngày 31/12/2022, Dầu khí Nam Sông Hậu đã góp vốn vào Công ty CP Bất động sản Đông Phú số tiền gần 45 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu tăng từ gần 20% lên 41%.

Theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 11 Thông tư 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài Chính phải công bố thông tin trong 24 giờ. Tuy nhiên, phía Công ty cho hay: "Do sơ suất, Dầu khí Nam Sông Hậu đã không công bố thông tin về việc thay đổi tỷ lệ sở hữu này. Nay công bố thông tin để cổ đông được biết".

2148-nam-song-hyu-ynh-1
Dầu khí Nam Sông Hậu Dầu khí Nam Sông Hậu đã góp vốn vào Công ty CP Bất động sản Đông Phú

Căn cứ Công văn số 816/SGDHCM-NY ngày 8/5/2024 của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) về việc Dầu khí Nam Sông Hậu không công bố thông tin tăng tỷ lệ góp vốn tại Công ty CP Bất động sản Đông Phú trở thành công ty liên kết, Công ty giải trình như sau: Ngày 9/4/2021, Dầu khí Nam Sông Hậu đã công bố thông tin bất thường về việc thông qua phương án góp 200 tỷ đồng (tương đương 19,998%) vốn điều lệ tại Công ty Bất động sản Đông Phú.

Trong kế hoạch tăng vốn của Bất động sản Đông Phú thể hiện Dầu khí Nam Sông Hậu góp tương ứng gần 20% vốn điều lệ, còn lại là các cổ đông khác.

Tuy nhiên, sau khi kết thúc thời hạn góp vốn do các cổ đông khác không góp đủ số vốn đã đăng ký, nên tỷ lệ sở hữu của Dầu khí Nam Sông Hậu tại Bất động sản Đông Phú tính theo số vốn thực góp thay đổi so với thông tin đã công bố.

Dầu khí Nam sông Hậu báo lỗ trong quý I/2024

Trong khi quý 1/2023, Công ty CP Thương mại Dầu khí Nam Sông Hậu (HoSE: PSH) có tình hình kinh doanh khấm khá thì quý 1/2024 phản ánh rõ thực trạng làm ăn kém sắc của doanh nghiệp này. Cụ thể, doanh thu thuần PSH ghi nhận đạt 475 tỷ đồng, giảm sâu so với mức 3.469 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Do giá vốn hàng bán cũng tăng cao nên lợi nhuận gộp thu hẹp về 22 tỷ đồng, giảm đột biến so với mức 362 tỷ đồng cùng kỳ năm 2023.

Mặc dù đã có sự cải thiện trong chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp khi 3 danh mục này đều báo giảm mạnh; song, tất cả là chưa đủ để giúp PSH xóa lỗ. Cụ thể, Nam Sông Hậu báo lỗ sau thuế 29,3 tỷ đồng trong quý đầu năm, trong khi cùng kỳ năm trước công ty lãi xấp xỉ 199 tỷ đồng. Đây là quý thứ hai liên tiếp công ty báo lỗ, sau khi trong quý 4/2023 ghi nhận khoản lỗ sau thuế 221 tỷ đồng.

Kế hoạch kinh doanh được PSH công bố trong báo cáo thường niên khi đặt mục tiêu doanh thu thuần 14.566 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 7 lần từ 47 tỷ đồng lên 327 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả quý 1/2024 mới hoàn thành 3,3% chỉ tiêu doanh thu cả năm, trong khi khoản lỗ khiến việc hoàn thành mục tiêu lãi trở nên khó khăn hơn.

Tại cuối tháng 3/2024, tổng tài sản của công ty đạt 11.079 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Giá trị hàng tồn kho chiếm đến 4.690 tỷ đồng trong tổng tài sản của công ty. Tuy nhiên, công ty ghi nhận nợ phải trả hơn 7.223 tỷ đồng, tăng hơn 500 tỷ đồng so với đầu năm và vượt giá trị tài sản ngắn hạn khoảng 1.000 tỷ đồng.

Đầu tháng này, cổ phiếu PSH đã bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đưa vào diện cảnh báo. Lý do chính là tổ chức kiểm toán đã có ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính soát xét năm 2023 của Nam Sông Hậu.

Trong báo cáo tài chính soát xét, Công ty TNHH Kiểm toán TTP đã đưa ra 3 ý kiến ngoại trừ đối với Nam Sông Hậu. Đầu tiên, việc Nam Sông Hậu bị Cục Thuế tỉnh Hậu Giang, TP Cần Thơ cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hoá đơn đã được kiểm toán đề cập. Ý kiến ngoại trừ thứ hai liên quan đến các khoản phải nộp ngân sách nhà nước còn nợ, nợ quá hạn, cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu, gây nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty. Nội dung ngoại trừ cuối cùng liên quan đến việc kiểm toán không thể xác định tính hiện hữu của giá trị hàng tồn kho.

Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 của PSH, doanh nghiệp này đề xuất không chia cổ tức mà chỉ trích 21 tỷ vào quỹ khen thưởng phúc lợi và quỹ đầu tư phát triển.

Tại buổi họp sắp tới, PSH sẽ đề xuất cho cổ đông thông qua kế hoạch chào bán riêng lẻ 130 triệu cổ phiếu, tương đương 103% số cổ phần hiện đang lưu hành. Giá chào bán được đề xuất là 10.000 đồng/cp.

Tất cả cổ phiếu được chào bán trong đợt này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Không có giới hạn số lượng nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của Luật Chứng khoán. Kế hoạch này dự kiến thu về 1.300 tỷ đồng, dùng để mua nguyên liệu và vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thời gian dự kiến cho đợt chào bán sẽ nằm trong năm 2024 và quý I/2025, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Thời điểm cụ thể sẽ do Hội đồng quản trị quyết định. Sau khi hoàn tất đợt chào bán, vốn điều lệ của PSH dự kiến sẽ tăng từ 1.262 tỷ đồng lên 2.562 tỷ đồng.

Cổ phiếu giảm sâu sau soát xét, Nam Sông Hậu đang vướng vào những vấn đề nào?

Với báo cáo tài chính sau soát xét, Công ty TNHH Kiểm toán TTP đã đưa ra 3 ý kiến ngoại trừ đối với Nam ...

Dòng tiền "ưu tiên" giải cứu cổ phiếu PSH

Thị trường chứng khoán tiếp tục có thêm một phiên giảm điểm sâu, cổ phiếu PSH lại bất ngờ quay đầu "tím lịm".

Nợ phải trả của NSH Petro (PSH) gấp 6 lần vốn chủ sở hữu

Tổng nợ phải trả tại thời điểm cuối quý I của NSH Petro lên đến hơn 9.500 tỷ đồng, gấp 6 lần vốn chủ sở ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục