Dấu ấn những doanh nhân gốc Việt thành danh trên đất Mỹ

(Banker.vn) Lập nghiệp xa quê với muôn vàn khó khăn, nhưng không hiếm doanh nhân vẫn thành danh với công ty riêng của mình, góp phần giới thiệu hình ảnh doanh nhân Việt ra sân chơi quốc tế.
Dấu ấn những doanh nhân gốc Việt thành danh trên đất Mỹ
Bằng trí tuệ, sự nhạy bén trong kinh doanh và đặc biệt là khả năng quyết đoán, những tỷ phú gốc Việt này đã khiến giới kinh doanh Mỹ “phải kiêng dè”.

Câu chuyện về những doanh nhân gốc Việt ở nước ngoài có lẽ là câu chuyện chưa bao giờ kể hết. Bằng trí tuệ, sự nhạy bén trong kinh doanh và đặc biệt là khả năng quyết đoán, những tỷ phú gốc Việt này đã khiến giới kinh doanh Mỹ “phải kiêng dè”.

Bên cạnh đó, mỗi doanh nhân có lựa chọn một con đường đi khác nhau, nhưng họ đều có điểm chung là thành công vang dội và ghi dấu ấn nơi “đất khách”.

Doanh nhân Chính Chu - “Người đàn ông đáng gờm" của phố Wall

Dấu ấn những doanh nhân gốc Việt thành danh trên đất Mỹ
Tỷ Phú gốc Việt Chính Chu sinh năm 1966

Trong giới đầu tư tài chính Mỹ, Chính Chu là một cái tên vô cùng quen thuộc mà mỗi khi nhắc đến mọi người phải kiêng nể.

Doanh nhân Chính Chu (1966) sinh ra ở Việt Nam và đến Mỹ năm 8 tuổi. Tại đây, ông vừa học vừa đi bán sách lẻ và giao hàng tận nhà. Dù có bằng cử nhân Tài chính tại Đại học Buffalo, một trường công tại New York (Mỹ) nhưng 15 lá đơn xin việc của ông đều bị từ chối vì ngôi trường này không có danh tiếng, ông Chỉnh Chu chia sẻ.

Năm 1990, ông Chính Chu “đầu quân” cho Tập đoàn Tài chính Blackstone. Dưới sự tư vấn của Chính Chu, Tập đoàn Đầu tư tài chính Blackstone đã hoàn thành nhiều vụ Đầu tư sinh lãi với giá hàng tỷ USD.

Năm 2004, Blackstone thực hiện thương vụ mua lại lớn nhất lịch sử châu Âu khi nắm quyền kiểm soát Tập đoàn Hóa chất Celanese của Đức. Thương vụ này được đánh giá là nhờ những nỗ lực thương thảo và hiểu biết của vị doanh nhân gốc Việt này.

Năm 2007, doanh nhân Chính Chu được nhiều tờ báo chú ý khi chi 34,3 triệu USD mua trọn tầng 89, một nửa tầng 90 tại tháp Trump World Tower, khiến tỷ phú Donald Trump "nóng mặt".

Đặc biệt, doanh nhân Chính Chu khiến phố Wall phải kiêng nể khi trở thành “đạo diễn” cho kế hoạch thu mua lại Tập đoàn máy tính Dell với giá khoảng 25 tỷ USD.

Hiện, ông Chính Chu đang sở hữu khối tài sản ròng ước tính khoảng 1,2 tỷ USD nhờ tư cách là Giám đốc điều hành cấp cao và đồng Chủ tịch của Nhóm cổ phần tư nhân tại Blackstone.

Đáng chú ý, năm 2015, doanh nhân gốc Việt này rời Blackstone vì "muốn khám phá những thách thức mới", trong đó có cả mảng phi lợi nhuận. Trong năm, ông đã sáng lập và trở thành Giám đốc điều hành của CC Capital - Công ty chuyên về hoạt động mua lại với mục đích đặc biệt (Special purpose acquisition company - SPACs). CC Capital được đánh giá là doanh nghiệp đang hoạt động tích cực trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, vị doanh nhân còn giữ vai trò thành viên Ban lãnh đạo và cố vấn của hàng loạt các công ty như: E2open, Vakast.com, Catalent Pharma Solutions, Kronos, HealthMarkets, Freescale Semiconductor, NCR, BioMet…

Tháng 5/2023, với sự hỗ trợ của vận động viên leo núi kỳ cựu Kami Rita, Chính Chu đã trở thành một trong những tỷ phú hiếm hoi chinh phục thành công đỉnh cao nhất trên núi Everest.

Doanh nhân Jenny Tạ - “lọ lem phố Wall”

Dấu ấn những doanh nhân gốc Việt thành danh trên đất Mỹ
Doanh nhân Jenny Tạ sinh năm 1972 người được mệnh danh là “nàng lọ lem phố Wall

Doanh nhân Jenny Tạ (1972), người được mệnh danh là “nàng lọ lem phố Wall”, một trong những tỷ phú gốc Việt nổi danh tại Mỹ đi lên từ hai bàn tay trắng. Ngay từ nhỏ, Jenny Tạ đã không được hưởng cuộc sống vật chất đầy đủ.

Vị doanh nhân 7X này cho biết: Rời quê hương khi mới 6 tuổi cùng anh trai và người mẹ đơn thân nghèo, nước Mỹ trong mắt Jenny Tạ vào những tháng ngày đầu tiên là khu bán đồ cũ tại Salvation Army hay Thrifty, nơi mẹ cô thường dẫn các con đến mua sắm. Cô bé từng nhiều lần phải đứng nhìn những món đồ chơi mới trong thèm khát.

Từ những khó khăn vất vả đó, nữ doanh nhân sinh năm 1972 luôn tự nhủ, phải đặt mục tiêu đổi đời và sắm bằng được chiếc xe đắt tiền Mercedes 500SL.

Lấy bằng cử nhân Hệ thống thông tin chỉ sau 3,5 năm, Jenny Tạ được mời vào làm tại công ty chứng khoán Shearson Lehman danh tiếng. Vừa làm việc, cô vừa tranh thủ hoàn tất khóa học thạc sĩ Quản trị kinh doanh.

Năm 25 tuổi, bà thành lập công ty Vantage Investments nhưng nhanh chóng thua lỗ, phải vay 100.000 USD của mẹ để giúp công ty vực dậy. Công việc kinh doanh của Jenny Tạ xoay chiều chỉ sau 2 tháng, cô đủ tiền trả cho mẹ cả gốc và lãi.

Đến năm 2001, bà Jenny Tạ bán Vantage Investments, thu về khoản lời hàng triệu USD. Ba năm sau, bà tiếp tục thành lập và điều hành công ty chứng khoán Titan, chuyên về tư vấn đầu tư, mua bán sáp nhập, và rồi chỉ trong vòng nửa năm cô lại bán công ty này với mức giá mà Jenny từng thừa nhận là "không thể chối từ". Tổng số tài sản ở hai công ty của bà lúc này lên tới 250 triệu USD.

Rời nghiệp chứng khoán, Jenny Tạ tiếp tục bắt tay vào xây dựng một công ty chuyên về truyền thông xã hội Sqeeqee.com. Đây là công ty đầu tiên trên thế giới khai sinh khái niệm "Social Networtking", một mạng xã hội giúp mọi người kết nối và kiếm lợi nhuận. Giá trị của Sqeeqee hiện ước tính lên tới cả tỷ USD.

Doanh nhân Bill Nguyễn – người có duyên bán hàng cho Apple

Dấu ấn những doanh nhân gốc Việt thành danh trên đất Mỹ
Doanh nhân Bill Nguyễn (1971)

Doanh nhân Bill Nguyễn (1971). Rời Việt Nam sang Mỹ từ nhỏ, năm 16 tuổi, Bill Nguyễn làm nghề phụ bán xe hơi cũ vào cuối tuần để có tiền học và phụ giúp gia đình. Thích nghiên cứu, đeo đuổi tới cùng để phát triển ý tưởng, nên Bill Nguyễn rẽ ngang khỏi Đại học Houston để ra kinh doanh. Đến nay, anh đã thành lập liên tiếp 8 công ty và lần lượt thực hiện các phi vụ nổi tiếng.

Tên tuổi của Bill Nguyễn bắt đầu được nhắc tới nhiều hơn khi vào năm 1999, anh bán lại công ty Onebox chuyên về phần mềm nhắn tin do chính mình sáng lập với giá 850 triệu USD cho công ty Phone.com. Đây là một trong những thương vụ mua bán đầu tiên của Bill gây chấn động làng công nghệ khi nhiều thông tin cho rằng anh chỉ mất 60 triệu để vận hành công ty này.

Ngay sau đó, năm 2000, Bill Nguyễn trở thành sáng lập viên kiêm CEO công ty phần mềm Seven Networks, chuyên sản xuất các ứng dụng cho thiết bị di động. Với thành công của Seven Networks, Bill Nguyễn từng được tập đoàn truyền thông MSNBC bầu chọn là nhân vật triển vọng nhất năm, thậm chí được coi là người "có khả năng thay đổi bộ mặt công nghệ thông tin toàn cầu".

Thành công lớn nhất của doanh nhân 7X người Mỹ gốc Việt này là Lala.com, dịch vụ kết nối âm nhạc và chia sẻ đĩa CD giá 1 USD. Sau 2 năm ra đời, Lala.com lọt vào mắt xanh của Apple và ông lớn công nghệ đã bỏ ra khoảng 80 triệu USD để thâu tóm dịch vụ này, sau đó kết hợp nó vào iTunes. Bill Nguyễn và các cộng sự trong dự án Lala.com đều được mời về làm việc tại Apple vào năm 2008.

Đến năm 2010, doanh nhân này rời Apple, lập công ty mới và huy động được nguồn tài trợ 41 triệu USD từ các quỹ đầu tư mạo hiểm cho dự án Color - mạng xã hội phát triển riêng trên nền điện thoại thông minh. Song dự án này bị đình lại do những mâu thuẫn giữa Bill Nguyễn và một sáng lập viên khác. Cuối cùng, Color được bán cho Apple, với mức giá không được tiết lộ, nhưng đồn đoán lên tới hàng chục triệu USD.

Doanh nhân Charlie Tôn Quý – Ông hoàng nghề nail

Dấu ấn những doanh nhân gốc Việt thành danh trên đất Mỹ
Charlie Tôn Quý (1970) tên thật là Tôn Thất Khương Quý

Charlie Tôn Quý (1970) tên thật là Tôn Thất Khương Quý, sinh ra trong một gia đình đông con, năm 1986, sau khi học xong lớp 8 tại Việt Nam, ông Charlie Tôn Quý một mình đến bang Louisiana (Mỹ) khi mới 15 tuổi.

Chia sẻ với báo chí, ông Charlie Tôn Quý cho biết: Việc một mình sang nước ngoài đã khiến tuổi thơ của ông trở nên “dữ dội” và tạo nên ngã rẽ cho con đường thành công sau này. “Trước khi đến Mỹ, tôi cứ ngỡ đó là thiên đường, thế nhưng sự thực lại không phải thế”.

Hiện ông là doanh nhân sở hữu chuỗi làm đẹp trải dài khắp nước Mỹ. Từ bàn tay trắng, ông trở thành tỷ phú và được gọi là 'ông hoàng nghề nail' tại Mỹ.

Với khởi điểm chỉ là một vài tiệm nail đầu tiên, Charlie Tôn Quý đã bắt đầu kế hoạch vươn xa hơn nữa bằng cách đưa tiệm nail vào các siêu thị, cửa hàng…

Với khoảng 900 cửa hàng nhượng quyền trải dài khắp nước Mỹ, Charlie Tôn Quý đã thành công khi đưa thương hiệu Regal Nails trở nên nổi tiếng.

Hệ thống Regal Nails thuộc sở hữu của Charlie Tôn Quý thu về hơn 500 triệu USD doanh thu mỗi năm.

Năm 2013, nhận thấy cơ hội tiềm năng của thị trường cafe, Charlie Tôn Quý quyết định mạo hiểm. Ý tưởng mở quán cafe có hồ cá bao quanh khiến nhiều người tò mò và từ đó cái tên Charlie’s Coffee chính thức ra đời. Hiện nay, có 6 tiệm Charlie’s Coffee ở nước Mỹ.

Doanh nhân Trịnh Như Thái và chặng đường 10 năm không ngừng nỗ lực

Từ một anh thợ phụ tới vị trí hiện tại - Giám đốc điều hành một công ty thuộc top nhà bán lẻ sàn gỗ ...

Thanh Hoá tôn vinh doanh nhân tiêu biểu năm 2023

Nhân dịp kỹ niệm 19 năm "Ngày Doanh nhân Việt Nam" 13/10/2004 - 13/10/2023, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ ...

Những doanh nhân gạo cội và hành trình thăng trầm cùng đất nước

Những doanh nhân gạo cội của đất nước, dù đã ở tuổi thập tuần, thay vì nghỉ ngơi, dưỡng già sau bao năm hăng say ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán