"Đại bàng" công nghệ Mỹ đầu tư những gì vào Việt Nam?

(Banker.vn) Ngày 11/9, dự kiện đại diện của các "ông lớn" ngành công nghệ Mỹ như Intel, GlobalFoundries, Google... sẽ tham dự một cuộc họp kinh doanh tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tại Việt Nam.
"Đại bàng" công nghệ Mỹ đầu tư những gì vào Việt Nam?

Reuters cho hay, cuộc họp nhằm tăng cường vai trò toàn cầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn. Đây được xem như một phần trong chiến lược lớn hơn của Washington nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến Trung Quốc trong ngành chip, bao gồm các hạn chế thương mại và căng thẳng liên quan tới vấn đề Đài Loan.

Theo nguồn tin của Reuters, cuộc họp quy tụ các quan chức hàng đầu của hai nước, cùng với các giám đốc điều hành cấp cao của Google, Intel, Amkor, Marvell, GlobalFoundries và Boeing; đồng thời, các "ông lớn" trong ngành chip bán dẫn, chẳng hạn là Amkor - đối tác của FPT tại Việt Nam cũng hiện diện tại cuộc họp quan trọng này.

Bên cạnh "đại bàng" xa lạ, thực tế một số tập đoàn công nghệ hàng đầu nước Mỹ đã có hoạt động đầu tư vào Việt Nam từ nhiều năm về trước, hoặc đã công bố những kế hoạch đầu tư trong tương lai.

Ví dụ Intel - hãng công nghệ đã có một nhà máy trị giá 1,5 tỷ USD ở miền Nam nước ta để lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm chip. Đây là nhà máy lớn nhất trong mạng lưới toàn cầu của Intel và “gã khổng lồ” nước Mỹ đã có kế hoạch mở rộng nhà máy này.

Trong khi đó, Amkor đang xây dựng gần Hà Nội “một nhà máy lớn hiện đại để lắp ráp và thử nghiệm chất bán dẫn”. Thông tin này được Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đưa ra trong chuyến thăm Hà Nội vào tháng 7 vừa qua. Tập đoàn này cũng đang tuyển dụng hàng chục vị trí qua các website tại Việt Nam.

Nhà thiết kế chip Marvell cũng cho biết họ có kế hoạch xây dựng một trung tâm “đẳng cấp thế giới” tại Việt Nam.

Theo Reuters, giới chức Mỹ cho rằng, lắp ráp và thiết kế là những phân khúc thuộc ngành sản xuất chip mà Việt Nam có khả năng phát triển nhanh hơn, mặc dù tình trạng thiếu kỹ sư có thể là một “rào cản” với ngành này.

Mặc khác, Việt Nam cũng có tham vọng xây dựng các nhà máy sản xuất chip của riêng mình. Hiện tại, đây đang là quốc gia xuất khẩu lớn về điện thoại thông minh và điện tử.

Hiện, ngành bán dẫn của quốc gia Đông Nam Á có kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ trị giá hơn nửa tỷ USD mỗi năm, đang tập trung vào khâu sản xuất phụ trợ của chuỗi cung ứng, bao gồm lắp ráp, đóng gói và kiểm thử, trong đó đang dần mở rộng sang các bước khác như thiết kế chip.

Theo giới chức Mỹ, việc nâng cấp quan hệ chính thức với Việt Nam có thể giúp thúc đẩy hợp tác về trí tuệ nhân tạo (AI) - một lĩnh vực mà Google đang là một trong những đơn vị tiên phong trên toàn cầu.

Về phía Việt Nam, Vingroup - Tập đoàn lớn nhất nước này, đồng thời cũng là công ty mẹ của hãng ô tô điện VinFast vừa niêm yết trên sàn Nasdaq, cũng sở hữu một đơn vị chuyên nghiên cứu về AI.

Liên quan đến thoả thuận của Boeing về việc bán 50 trong số 737 máy bay phản lực 737 MAX hiện có cho Vietnam Airlines, hãng sản xuất máy bay này vẫn chưa ra bình luận và hiện vẫn chưa có công bố chính thức nào về thương vụ này.

Lễ đón chính thức Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Hợp chúng quốc ...

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Hợp chúng quốc ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp và trao đổi với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden khẳng định coi trọng và dành ưu tiên cao cho quan hệ Đối ...

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán