Theo ông Lư Thế Hùng (Brian LO Sai Hung) - Giám đốc Sở Thương mại và Công nghiệp Hong Kong cho biết trong hội thảo trực tuyến hồi đầu tuần, chính quyền Đặc khu Hong Kong đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) từ hồi tháng 1 năm nay và dự kiến sẽ được gia nhập hiệp định này sau khoảng 18 tháng.
Hiện nay, tổng kim ngạch thương mại giữa Hong Kong và các nền kinh tế RCEP là 962,6 tỷ USD, trong đó tổng kim ngạch thương mại dịch vụ chiếm 103 tỷ USD, tương đương 60% tổng kim ngạch thương mại của đặc khu này. Tham gia RCEP không chỉ đem lại lợi ích cho sự phát triển tổng thể của nền kinh tế Hong Kong, mà còn mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây.
Theo ông Lư Thế Hùng, Hồng Kông có điều kiện thuận lợi để tham gia hiệp định RCEP và có thể đóng vai trò hiệp lực nhằm tằng cường liên kết thương mại giữa các nền kinh tế thành viên RCEP. Ông cũng cho rằng, Hồng Kông – với tư cách là nền kinh tế thương mại hàng hoá lớn thứ 6 thế giới và là trung tâm tài chính ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có thể tận dụng cơ chế “một quốc gia, hai chế độ” và tìm kiếm các cơ hội phát triển bằng chiến lược lưu thông kép trong nước và quốc tế.
Trong khi đó, theo ông Lưu Hội Bình (Patrick LAU Hui Ping) - Phó Chủ tịch Hội đồng Phát triển Thương mại Hong Kong, việc gia nhập thành công RCEP, có thể giúp nâng cao hơn nữa vị thế của vùng lãnh thổ này như một trung tâm thương mại trung chuyển, thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực như tài chính và luật pháp, cũng như hợp tác giữa các nền kinh tế với nhau.
RCEP hiện có 15 thành viên, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và 10 nước ASEAN. Các quốc gia này bao phủ 30% dân số và 30% GDP toàn cầu. RCEP có hiệu lực đối với 10 quốc gia của hiệp định từ ngày 1/1/2022.
Ông Lư Thế Hùng khẳng định tham gia RCEP có thể thúc đẩy quá trình tái công nghiệp hoá của Hồng Kông. Ông đưa ra ví dụ, ngành công nghiệp sản xuất hàng cao cấp ở Hồng Kông có thể giảm hoặc miễn thuế quan, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu và mở rộng nguồn cung nguyên liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ địa phương bằng việc cung cấp không gian thị trường rộng lớn hơn cho toàn cầu.
Ông Lương Hải Minh – hiệu trưởng Viện Nghiên cứu Vành đai và Con đường của Đại học Hải Nam đánh giá sự tham gia của Hồng Kông vào RCEP sẽ mang lại lợi nhuận cho Hồng Kông và toàn bộ Khu vực Vịnh Lớn (Quảng Đông – Hồng Kông – Macao) về thương mại, hậu cần xuyên biên giới, vận chuyển cảng, sân bay, sản xuất cao cấp và dịch vụ.
Tháng 6/2021, Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cho biết, Hong Kong có đủ điều kiện để tham gia RCEP, sau khi gia nhập sẽ giúp thu hút thêm nhiều doanh nghiệp Hong Kong đầu tư vào các nền kinh tế thành viên RCEP, thúc đẩy phát triển đầu tư và xây dựng trong khu vực.
Cũng theo bà Lâm, chính quyền Hong Kong đã bày tỏ ý nguyện tham gia hiệp định với các nền kinh tế thành viên RCEP từ năm 2018 và các thành viên đã hoan nghênh Hong Kong chính thức đệ đơn xin gia nhập sau khi hiệp định có hiệu lực.
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|