Báo cáo gửi tới cuộc họp Chính phủ về tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay giai đoạn 2021 - 2023, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai quyết liệt việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư để sớm trình Chính phủ phương án cơ cấu lại ngân hàng này theo quy định |
Đồng thời hoàn thiện thể chế phù hợp với nguyên tắc thị trường, cơ chế chính sách, đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, từng bước phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Nhiều chính sách được ban hành trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng đã tạo hành lang pháp lý điều hành chính sách tiền tệ, xử lý nợ xấu, khắc phục và xử lý tình trạng sở hữu chéo, đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của ngân hàng thương mại, hoạt động ngân hàng số, chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt.
Đến nay, sự ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng được giữ vững, quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền được đảm bảo.
Với các nhà băng, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, trong đó có Ngân hàng Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo Thủ tướng về chủ trương xử lý. Theo đó, hướng xử lý được đưa ra trên cơ sở đánh giá tổng thể thực trạng và đề xuất chủ trương cơ cấu lại của SCB và Ban kiểm soát đặc biệt ngân hàng này.
"Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư để sớm trình Chính phủ phương án cơ cấu lại ngân hàng này theo quy định", báo cáo nêu.
Hiện 5 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, gồm CBBank, OceanBank, GPBank, DongABank và SCB. Kiểm soát đặc biệt là biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng nói chung. Trong lịch sử ngành ngân hàng, đã có nhiều nhà băng từng bị rơi vào trường hợp kiểm soát đặc biệt nhưng sau đó đã phục hồi và phát triển mạnh.
SCB là ngân hàng được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022, sau khi nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của nhà băng ghi nhận tình trạng người dân tới rút tiền đồng loạt.
Với 4 nhà băng còn lại (CBBank, OceanBank, GP Bank và DongABank), Ngân hàng Nhà nước đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc. Hiện cơ quan chức năng đang xem xét, chuẩn bị phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng này theo trình tự, thủ tục quy định.
Thực tế, việc cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém đang chậm so với kế hoạch. Giải thích điều này, Chính phủ từng cho biết tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc (năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém) khó khăn khi phụ thuộc lớn vào việc tự nguyện tham gia của các ngân hàng. Các nhà băng cũng cần thời gian để thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông lớn, cổ đông chiến lược nước ngoài đồng thuận tham gia nhận chuyển giao bắt buộc.
Giữa tháng 12/2023, gặp lãnh đạo Ngân hàng Mizuho - một trong ba ngân hàng lớn nhất Nhật Bản - Thủ tướng Phạm Minh chính đề nghị họ tham gia tái cấu trúc ngân hàng yếu kém của Việt Nam.
Cũng theo đánh giá của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống tín dụng, về quy mô vốn, tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu. Các nhà băng đang củng cố, chấn chỉnh toàn diện về tài chính, quản trị và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh, theo báo cáo.
Nợ xấu tăng nhanh, xem xét hướng đi mới cho Thông tư 02 Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, trước 3 tháng khi Thông tư 02 hết hiệu lực (30/6), nếu thấy cần thiết, Ngân hàng ... |
Thống đốc NHNN: Năm 2024 tập trung xử lý ngân hàng yếu kém và các khoản nợ xấu gia tăng Năm 2024, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Bởi vậy, NHNN đã chuẩn bị tâm thế ứng phó ... |
Cao Hậu (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|