Cùng chiều khối ngoại, tự doanh mua ròng hơn 1.500 tỷ đồng tuần qua, dòng bank được gom mạnh

(Banker.vn) Thị trường chứng khoán tuần 16 - 20/10, tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 1.567,5 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 1.443,1 tỷ đồng với tâm điểm các mã ngân hàng VPB, VCB, TCB, HDB...

Thị trường chứng khoán tuần 16 - 20/10 ghi nhận áp lực điều chỉnh mạnh 4 phiên liên tiếp trước khi có nhịp hồi 20 điểm trong phiên cuối tuần. VN-Index, có thời điểm thủng mốc 1.075 trước khi được lực cầu yếu đỡ dậy. Đóng tuần, chỉ số sàn HOSE giảm hơn 4% về mức 1.108,03 điểm.

Chứng khoán đảo chiều đã lấy đi toàn bộ thành quả của nhịp tăng điểm giai đoạn cuối tháng 4 đến đầu tháng 9 trong bối cảnh thị trường không có thông tin chú ý về mặt vĩ mô. Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2023 đang diễn ra với sự phân hóa ở các nhóm ngành.

Cùng chiều khối ngoại, tự doanh mua ròng hơn 1.500 tỷ đồng tuần qua, dòng bank được gom mạnh
Ảnh minh họa

Tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 784,6 tỷ đồng trên HOSE, trong đó mua ròng 212 tỷ đồng qua khớp lệnh. Khối ngoại mua ròng 14/18 ngành, tập trung ở ngành Dầu khí (PVD), Hóa chất (DGC, DCM) và Xây dựng và Vật liệu (VCG).

Ngược lại, họ bán ròng chủ yếu ở ngành Dịch vụ tài chính (VCI, FUEVFVND, E1VFVN30), Tiện ích (GAS) và Bán lẻ (MWG).

Về phía các nhà đầu tư cá nhân, khối bán ròng 2.384,8 tỷ đồng trên HOSE tuần qua. Tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 1.993,2 tỷ đồng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân không tập trung ở một ngành cụ thể nào, mà chủ yếu là nhóm vốn hóa lớn (bao gồm VHM, MWG, MSN, BID, VNM, GAS) và một số cổ phiếu vốn hóa vừa (VCI, NVL, PNJ, DPM).

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 13/18 ngành, chủ yếu là Ngân hàng (STB, VPB, TCB), Hóa chất (DGC, DCM), Hàng & Dịch vụ công nghiệp (GMD, GEX), Bất động sản (VIC, SZC) và Thép (HPG).

Tổ chức trong nước mua ròng 32,7 đồng trên HOSE. Tính riêng khớp lệnh, họ mua ròng 338,1 tỷ đồng. Top mua ròng của Tổ chức trong nước bao gồm Ngân hàng (STB, EIB, MBB, TCB, HDB), Hóa chất (DGC, DCM), Hàng & Dịch vụ công nghiệp (GMD, GEX) và Chứng khoán (VIX, SSI).

Trong khi đó, họ bán ròng nhẹ ở một số ngành như Dầu khí (PVD), CNTT (FPT), Xây dựng và Vật liệu (PC1, CTD, VCG) và Thực phẩm & Đồ uống (MSN, HAG).

Bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 1.567,5 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 1.443,1 tỷ đồng. Top mua ròng của Tự doanh bao gồm Ngân hàng (VPB, VCB, TCB, HDB), Bán lẻ (MWG, FRT), Thép (HPG), Bất động sản (VIC, VHM, VRE).

Ở phía bán ròng, Tự doanh tập trung bán chứng chỉ quỹ (FUEDCMID và FUEVN100) và nhóm vốn hóa vừa (PNJ, DGC, PDR, SZC và DPM).

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền cải thiện ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và giảm ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML.

Trong tuần 42, tỷ trọng phân bổ dòng tiền ở nhóm vốn hóa lớn đạt 38,9%, tăng mạnh so với mức 34,8% của tuần trước. Trong khi đó, tỷ trọng giảm nhẹ từ 49,6% xuống 47,5% ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và 11,9% xuống 10,3% ở nhóm vốn hóa nhỏ VNSML.

Xét theo quy mô dòng tiền, nhóm vốn hóa lớn VN30 hút dòng tiền với GTGD bình quân phiên tăng 1.270 tỷ đồng tương đương +26,3% so với tuần trước. Tiếp đến là nhóm vốn hóa vừa VNMID, với mức tăng là 544 tỷ đồng.

Về diễn biến giá, nhóm vốn hóa nhỏ giảm mạnh nhất (-5,84%), tiếp theo đó là VNMID và VN30 với mức giảm lần lượt là -5,66% và -3,68%.

Định giá thị trường đã về vùng hấp dẫn, NĐT dài hạn có thể cân nhắc mua gom dần cổ phiếu

Thị trường chứng khoán trong nước diễn biến khá tiêu cực trong tuần từ 16 -20/10. Dù có phiên giao dịch cuối tuần (20/10) hồi ...

Nhận định chứng khoán tuần 23-27/10: Thị trường xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật

Nỗ lực vượt cản 1.150 điểm trong tuần trước (9-13/10) bất thành khiến cho tuần này VN-Index quay đầu giảm điểm mạnh để test lại ...

Toàn cảnh TTCK tuần từ 16-20/10/2023: Lý giải đà giảm đột ngột những phút cuối phiên

Tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến khá tiêu cực với 4/5 phiên giảm mạnh. Dù hồi tốt trong phiên cuối tuần ...

Anh Khôi (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán