Cụ thể, theo CTS, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD đang dương khoảng 1,4%. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo xác suất cao lạm phát thực sự có thể sẽ hạ cánh tại Việt Nam trong bối cảnh vĩ mô thế giới suy giảm và tăng trưởng nền kinh tế gần như đạt đỉnh.
Ảnh minh họa |
Ngày 22/9, NHNN ban hành quyết định về lãi suất điều hành cho thấy ba điều chỉnh rõ rệt. Đó là tăng lãi suất tái cấp vốn từ 4% lên 5%, tăng lãi suất tái chiết khấu từ 2,5% đến 3,5%, và tăng lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ từ 5% lên 6%.
Động thái này cho thấy NHNN đang phát đi tín hiệu thắt chặt tiền tệ để giảm áp lực lên “phòng tuyến tỷ giá trong khi xuất nhập khẩu và nguồn vốn FDI đóng vai trò then chốt cho tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của Việt Nam đều nhích thêm 0,5-1% so với đầu năm.
Về tỷ giá, CTS dự báo trong nửa cuối năm 2022, tỷ giá dao động quanh ngưỡng 23.400 – 24.400 VND/USD.
Tính đến 30/9, tỷ giá USD đạt trên 24.000 VND/USD, tăng hơn 4% so với đầu năm 2022, do đó các chuyên gia nhận định NHNN sẽ tiếp tục kiên trì chính sách nâng lãi suất nhằm mục tiêu ổn định tỷ giá, phòng tuyến cuối cùng trước khi lạm phát tràn vào Việt Nam.
Sử dụng mô hình OLS, CTS dự báo tỷ giá duy trì ở mức 23.400 còn mô hình ARIMA định lượng tỷ giá sẽ tăng lên mức 24.400. Hai mô hình này đều cho thấy xu hướng tỷ giá USD/VND tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2022.
Theo CTS, trong ba quý đầu năm, tỷ giá USD/VND liên tục tăng khoảng 4 - 4,5%, đỉnh điểm tỷ giá bán ngân hàng thương mại đạt 23.925 – 24.020 VND/USD trong vòng 6 tháng trở lại đây.
NHNN thực hiện mạnh mẽ chính sách thắt chặt tiền tệ để ổn định tỷ giá, nhằm mục đích phòng tránh rủi ro lạm phát đến từ tỷ giá, ngoài ra cùng giảm áp lực cho nền kinh tế.
Hoàng Quyên
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|