Cơ quan tài chính mới thuộc Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức đi vào hoạt động

(Banker.vn) Theo nguồn tin am hiểu, Ủy ban Tài chính Trung ương mới được thành lập của Trung Quốc đã bắt đầu đi vào hoạt động chính thức vào cuối tháng 9 - một dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng bất động sản và những tác động lan tỏa tiềm tàng đối với hệ thống tài chính do nhà nước kiểm soát.

Ủy ban được thành lập vào tháng 3 như một phần trong kế hoạch sâu rộng nhằm cải tổ thể chế, trao cho Đảng Cộng sản nhiều quyền kiểm soát hơn trong các lĩnh vực quan trọng như tài chính và công nghệ.

Uỷ ban này nằm dưới sự giám sát trực tiếp của cơ quan ra quyết định hàng đầu của đảng, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, và đóng vai trò là cơ quan lập kế hoạch chính cho hệ thống tài chính của đất nước.

Cơ quan mới sẽ giám sát mọi vấn đề liên quan đến tiền tệ, bao gồm sự ổn định tổng thể, vốn cho nền kinh tế thực và việc sử dụng đồng nhân dân tệ ở nước ngoài.

Nguồn tin cho biết Uỷ ban đã thành lập một văn phòng chính trên Phố Tài chính Bắc Kinh, với các hoạt động hàng ngày của văn phòng được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng He Lifeng.

Người này cho biết hơn 100 quan chức đã được thuyên chuyển từ ngân hàng trung ương, các cơ quan quản lý chứng khoán và ngân hàng với điều kiện giấu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề để sang Uỷ ban này.

Những người khác từ Bộ Tài chính và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cơ quan hoạch định kinh tế chính của đất nước.

Uỷ ban đã bắt đầu xem xét các mối đe dọa tiềm tàng đối với sự ổn định tài chính của đất nước với sự chú ý đặc biệt chặt chẽ đến các rủi ro hệ thống – người này nói thêm, điều mà lãnh đạo cấp cao coi là ranh giới đỏ không thể vi phạm.

Người này nói: “Nhiệm vụ chính là tăng cường sự lãnh đạo của đảng về các vấn đề tài chính”.

Wang Jiang, cựu Giám đốc tập đoàn tài chính khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước China Everbright Group, được truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin là Phó Giám đốc điều hành Văn phòng.

Theo thông tư của chính phủ Trung Quốc công bố hôm thứ Năm, Ủy ban này đã chính thức thay thế Ủy ban Phát triển và Ổn định Tài chính của Hội đồng Nhà nước, một tổ chức do cựu Phó Thủ tướng Lưu Hạc đứng đầu, có văn phòng tại Ngân hàng trung ương.

Văn phòng của cơ quan đó hiện đã được sáp nhập vào Ủy ban Tài chính Trung ương.

Đồng thời, trách nhiệm của Ngân hàng trung ương (Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, PBOC) cũng được điều chỉnh. Cục Chính sách an toàn vĩ mô, một cơ quan trực thuộc PBOC, sẽ không còn chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên các tập đoàn tài chính.

Những nhiệm vụ đó, cũng như những nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng, đều sẽ được chuyển sang cho Cơ quan quản lý tài chính quốc gia, một cơ quan quản lý tài chính khác được thành lập vào tháng 3.

Thay vào đó, Cục sẽ chịu trách nhiệm soạn thảo và thực hiện các chính sách tín dụng và tài chính liên quan đến lĩnh vực bất động sản, vốn trước đây do Cục Thị trường Tài chính của Ngân hàng trung ương đảm nhận.

Cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản vẫn đang tiếp tục diễn ra ở Trung Quốc là lực cản lớn cho sự phục hồi kinh tế của nước này và gây ra những nghi ngờ về tính lành mạnh của các khoản vay ngân hàng.

Số dư nợ xấu liên quan đến bất động sản của các ngân hàng hàng đầu Trung Quốc được cho là đã tăng 37% giá trị từ tháng 7/2022 đến cuối tháng 6 năm nay, ghi nhận ở 291 tỷ Nhân dân tệ (40 tỷ USD).

2/3 số ngân hàng có dữ liệu sẵn có – 18 trong số 20 ngân hàng được PBOC coi là “quan trọng về mặt hệ thống” – đã chứng kiến ​​tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản tăng lên, cho thấy các doanh nghiệp vẫn đang gặp rắc rối bởi sự không chắc chắn trong lĩnh vực này.

Hồi tháng Chín vừa rồi, PBOC đã xác định những ngân hàng đó là tối quan trọng đối với hệ thống. Li Bin, Giám đốc văn phòng an toàn vĩ mô cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu rằng các ngân hàng đã “hoạt động ổn định” và tài sản của họ có “chất lượng tốt”.

Ông cho biết thêm, tỷ lệ nợ xấu chung đứng ở mức thấp 1,27% vào cuối tháng 6/2023.

Vân Anh

Theo: Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ