Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo “sốc” về nhu cầu dầu mỏ

(Banker.vn) Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), thế giới có thể sẽ dư thừa nhiều dầu mỏ vào năm 2030 do sản lượng tăng mạnh.
Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ? Nhu cầu xe điện tăng, ''cơn khát'' dầu mỏ vẫn còn tiếp diễn? Ngành dầu mỏ Nga 'oằn mình' trước áp lực cấm vận từ các nước phương Tây

Báo cáo thường niên cho thấy, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ chững lại ở mức 106 triệu thùng/ngày vào cuối thập kỷ này trong khi khả năng cung cấp tổng thể có thể đạt 114 triệu thùng/ngày, dẫn đến dư thừa khoảng 8 triệu thùng/ngày. Ngoài ra, theo IEA, quá trình chuyển đổi năng lượng sạch khiến nhu cầu dầu mỏ giảm.

Tuy nhiên, IEA cũng lưu ý, các nước châu Á đang phát triển nhanh như Trung Quốc, cùng với lĩnh vực hàng không và hóa dầu vẫn sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ, vì vậy nhu cầu có thể vẫn đạt mức 102 triệu thùng/ngày như năm 2023.

Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), thế giới có thể sẽ dư thừa nhiều dầu mỏ vào năm 2030 do sản lượng tăng mạnh.
Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, thế giới có thể sẽ dư thừa nhiều dầu mỏ vào năm 2030 do sản lượng tăng mạnh. Ảnh: Pixabay

Tuy nhiên, sự chuyển đổi sang sử dụng xe điện cùng với việc tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu cho các phương tiện thông thường và việc các nước Trung Đông giảm sử dụng dầu mỏ để sản xuất điện sẽ giúp hạn chế mức tăng nhu cầu chung xuống khoảng 2% vào năm 2030.

Năng lực sản xuất dầu dường như sẽ tăng vọt, dẫn đầu là Mỹ và các quốc gia khác ở châu Mỹ, sẽ khiến dự báo dư thừa 8 triệu thùng”, IEA cho biết.

Cũng theo IEA, công suất dự phòng ở mức như vậy có thể gây ra những hậu quả đáng kể đối với các thị trường dầu mỏ - bao gồm cả đối với các nền kinh tế trong và ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), cũng như đối với ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ.

Dự báo của IEA được đưa ra vài ngày sau khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (OPEC+) cho biết có khả năng sẽ loại bỏ dần việc cắt giảm sản lượng vào mùa Thu này, được thực hiện với nỗ lực hỗ trợ giá dầu trước những lo ngại nhu cầu toàn cầu suy yếu.

Mới đây nhất, bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF), Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho hay, quyết định gần đây của OPEC+ nhằm khôi phục dần sản lượng dầu từ tháng 10/2024 sẽ giúp bù đắp cho sự tăng trưởng về nhu cầu và cân bằng thị trường.

Điều này sẽ cho phép chúng tôi cân bằng cung và cầu. Chúng tôi sẽ xem xét cẩn thận những diễn biến tiếp theo trên thực tế”, ông Novak nói.

Trước đó, một số quốc gia OPEC+, bao gồm Nga và Saudi Arabia, đã gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày cho đến cuối tháng 9/2024. Ngoài ra, việc cắt giảm sản lượng tự nguyện 1,66 triệu thùng/ngày đang được kéo dài đến cuối năm 2025. Đồng thời, các nước OPEC+ cũng quyết định khôi phục dần một phần việc sản lượng bắt đầu từ tháng 10/2024.

Theo kế hoạch khôi phục sản xuất, Nga và Saudi Arabia sẽ duy trì sản lượng dầu ở mức 8,978 triệu thùng/ngày cho đến cuối tháng 9/2024. Sau đó các nước sẽ bắt đầu tăng dần sản lượng. Đến tháng 9/2025, Nga sẽ đạt mức sản xuất 9,449 triệu thùng/ngày, Saudi Arabia là 9,978 triệu thùng/ngày.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương