HPX: Phiên giao dịch ngày 28/10, cổ phiếu HPX của Công ty CP Đầu tư Hải Phát (HoSE) hút mạnh tiền từ sớm và nhanh chóng tăng hết biên độ lên 4.810 đồng/cổ phiếu. Kết phiên, HPX vẫn "tím" cùng trạng thái trắng bên bán, khối lượng kê mua tại mức giá trần đạt hơn 2,6 triệu đơn vị. Phiên cuối tuần trước 25/10, HPX giảm gần 2% về còn 4.500 đồng/cổ phiếu – mức thấp nhất của cổ phiếu HPX trong hơn 1 năm trở lại đây. Cổ phiếu HPX bật tăng mạnh trong bối cảnh Hải Phát công BCTC hợp nhất quý 3/2024 với kết quả kinh doanh tích cực. Doanh thu của Hải Phát trong quý này đạt 428,66 tỷ đồng, tăng 42,34% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 21% lên 35,2%, giúp lợi nhuận gộp đạt 151 tỷ đồng, tăng 136% so với quý 3/2023.
Phiên giao dịch ngày hôm qua chứng kiến cổ phiếu HPX, VGI và KHP tăng mạnh nhờ kết quả kinh doanh quý III tích cực, trong khi EIB và PSH giảm sâu (ảnh minh họa) |
KHP: Cổ phiếu KHP tiếp tục có thêm một phiên tăng mạnh với mức tăng 6,03% tại phiên đầu tuần 28/10, đưa thị giá lên mức 12.300 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 600 nghìn đơn vị. Cuối tuần trước, KHP thậm chí còn có cho 2 mình 2 phiên tăng trần. Động lực tăng của cổ phiếu KHP đến từ kết quả kinh doanh quý 3/2024 tương đối khởi sắc. Quý 3/2024, KHP có doanh thu thuần đạt 1.979 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Khấu trừ các khoản chi phí khác, doanh nghiệp điện lực này báo lợi nhuận trước thuế đạt hơn 96 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ (lỗ 46 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 76 tỷ đồng.
SMC: Đóng cửa phiên 28/10, cổ phiếu SMC của Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC bật tăng kịch trần 6,99%, thị giá đạt 7.350 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 260 nghìn đơn vị. Cổ phiếu SMC bật tăng mạnh ngay sau khi doanh nghiệp công bố BCTC hợp nhất quý III/2024 với doanh thu thuần đạt 2.276,5 tỷ đồng, giảm 27,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhờ tốc độ giá vốn hàng bán giảm nhanh hơn (-28,7% YoY), qua đó giúp lợi nhuận gộp của doanh nghiệp ghi nhận 10,3 tỷ đồng so với khoản lỗ cùng kỳ là 41,4 tỷ đồng.
NRC: Cổ phiếu NRC nhà Danh Khôi khép lại phiên đầu tuần với mức tăng 5,26%, thị giá đạt 4.000 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 2 triệu đơn vị. Đây cũng là phiên tăng điểm thứ 4 trong 5 phiên gần nhất của cổ phiếu này. Tuy nhiên, thị giá hiện tại của NRC vẫn đang ở vùng đáy lịch sử kể từ khi Danh Khôi niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhìn rộng hơn, thị giá của cổ phiếu bất động sản này đã bốc hơi khoảng 80% kể từ đỉnh tháng 11/2021, kéo vốn hóa thị trường của Tập đoàn Danh Khôi xuống chỉ còn hơn 370 tỷ đồng ở thời điểm hiện tại.
VGI: UPCoM hôm nay chứng kiến cổ phiếu VGI tỏa sáng, tuy chỉ tăng hơn 4% nhưng thanh khoản lại bật mạnh lên đứng đầu toàn thị trường với hơn 2 triệu cổ phiếu được giao dịch. Thị giá hiện tại của VGI đạt 69.000 đồng/cổ phiếu, vốn hóa 210.000 tỷ đồng. Trước đó, trong giai đoạn cuối tháng 6, thị giá VGI đã tăng hơn 300% từ đầu năm, lên mức 111.000 đồng/cp (chốt phiên 20/6), cao nhất kể từ khi lên sàn tháng 9/2018. Qua đó, vốn hóa Viettel Global lên mức kỷ lục hơn 326.000 tỷ đồng (hơn 13 tỷ USD), tăng hơn 250.000 tỷ sau chưa đầy nửa năm.
PSH: Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần mới 28/10, cổ phiếu PSH của ông ty CP Dầu khí Nam Sông Hậu (HOSE) tiếp tục giảm mạnh "sát sàn", đưa thị giá xuống còn 3.030 đồng/cổ phiếu, thanh khoản đạt hơn 1,1 triệu đơn vị. Đáng chú ý, đây đã là phiên thứ 7 liên tiếp cổ phiếu này mất điểm. Diễn biến tiêu cực của cổ phiếu PSH đến ngay sau khi bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) đưa vào diện hạn chế giao dịch. Theo quy định của HoSE, từ ngày 23/10/2024, cổ phiếu PSH chỉ được phép giao dịch trong phiên chiều mỗi ngày thông qua phương thức khớp lệnh tập trung và giao dịch thỏa thuận.
EIB: Phiên 28/10, cổ phiếu EIB của Eximbank thu hút sự chú ý khi bị bán tháo mạnh, kết phiên giảm 4,8% so với phiên trước về mức19.850 đồng/cổ phiếu, thanh khoản đạt gần 9,9 triệu đơn vị, giảm nhẹ so với phiên trước đó. Đáng chú ý, cổ phiếu này đã có chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp, bao gồm một phiên tăng trần, ngay sau khi Eximbank ra thông báo bác bỏ thông tin sai lệch lan truyền trên mạng xã hội. Trước đó, vào phiên 22/10, cổ phiếu EIB đạt mức đỉnh giá cao nhất trong vòng 1 năm qua ở mức 21.600 đồng/cổ phiếu.
VHM: Mặc dù không có mức giảm quá mạnh phiên đầu tuần, nhưng cổ phiếu VHM vẫn gây được sự chú ý khi đây đã là phiên thứ 4 trong chiến dịch mua lại cổ phiếu quỹ của Vinhomes. Theo dữ liệu cập nhật mới nhất từ hệ thống của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), Vinhomes đã mua được tổng cộng gần 48,2 triệu cổ phiếu quỹ, chiếm 13% tổng số lượng đăng ký sau 4 phiên. Con số này tăng thêm gần 7 triệu đơn vị so với cuối phiên 25/10. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/10, cổ phiếu VHM tiếp tục giảm mạnh 2,62% so với phiên trước xuống còn 42.700 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo thị giá đóng cửa phiên hôm nay, Vinhomes đã chi ra gần 2.200 tỷ đồng để mua cổ phiếu quỹ sau 4 phiên.
VIX: Cổ phiếu chứng khoán VIX là quán quân thanh khoản trên cả 3 sàn phiên đầu tuần 28/10, với hơn 32,9 triệu đơn vị được giao dịch. Đóng cửa, cổ phiếu này giảm hơn 1,3%, thị giá còn 10.950 đồng/cổ phiếu. Về tình hình kinh doanh, Chứng khoán VIX công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024 với doanh thu hoạt động đạt 553,7 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 324,7 tỷ đồng, lần lượt tăng 71,4% và 30,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, mảng tự doanh “thắng lớn” với mức lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) đạt 400,8 tỷ đồng, tăng 146,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Cổ tức từ đơn vị góp vốn lao dốc, Nhiệt điện Phả Lại (PPC) ghi nhận khoản lỗ đầu tiên sau 3 năm Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) ghi nhận doanh thu quý 3/2024 đạt gần 1,47 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng ... |
Nhận định chứng khoán 29/10: Rủi ro ngắn hạn còn cao, NĐT cẩn trọng với cổ phiếu vốn hóa lớn Thị trường chứng khoán phiên hôm nay tiếp tục phục hồi nhẹ khi VN-Index tăng 0,16% lên 1.254,77 điểm. Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa ... |
"Nóng" thương vụ lịch sử của Vinhomes: 4 phiên chi 2.200 tỷ đồng, hoàn thành 13% kế hoạch Tính đến hết phiên 28/10, Vinhomes đã chi gần 2.200 tỷ đồng mua 48,2 triệu cổ phiếu quỹ VHM, chiếm 13% tổng lượng đăng ký... |
Nguyên Nam