Cổ phiếu HMR của Đá Hoàng Mai tăng kịch trần sau thông tin công ty mẹ thoái vốn

(Banker.vn) Sau thông tin công ty mẹ là RCC muốn thoái mạnh vốn, cổ phiếu HMR của Đá Hoàng Mai bất ngờ tăng kịch trần ngay phiên đầu tuần 16/9.

Phiên giao dịch đầu tuần mới, cổ phiếu HMR của Công ty CP Đá Hoàng Mai bất ngờ tăng kịch trần (+9,3%), đưa thị giá lên mức 9.400 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 43 nghìn đơn vị vào thời điểm cuối phiên chiều, cùng trạng thái tắng bên bán. Cổ phiếu HMR biến động mạnh ngay sau thông tin công ty mẹ muốn thoái vốn khỏi Đá Hoàng Mai.

Cổ phiếu HMR của Đá Hoàng Mai tăng kịch trần sau thông tin công ty mẹ thoái vốn
Cổ phiếu Đá Hoàng Mai bất ngờ tăng kịch trần phiên đầu tuần

Cụ thể, HĐQT Công ty CP Tổng Công ty Công trình Đường sắt (UPCOM: RCC) đã ra quyết định giảm tỷ lệ sở hữu tại Công ty CP Đá Hoàng Mai bằng cách bán tối đa 1,3 triệu cổ phiếu HMR. Nếu giao dịch thành công, RCC sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại HMR từ 59,7% xuống còn 36,5%. Giao dịch dự kiến sẽ được thực hiện qua hình thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận, với mức giá giao dịch trong biên độ thị trường.

Với mức giá hiện tại là 9.400 đồng/cổ phiếu, tạm tính theo giá này, RCC có thể thu về khoảng 12,2 tỷ đồng từ việc thoái vốn. Tuy nhiên, nếu RCC quyết định thoái vốn sớm hơn, cụ thể là vào thời điểm tháng 6/2024 khi giá cổ phiếu HMR đạt đỉnh 47.000 đồng/cổ phiếu, lợi nhuận mà RCC có thể thu về sẽ cao hơn đáng kể. So với mức đỉnh này, giá cổ phiếu HMR đã giảm hơn 80%, trong đó có chuỗi 5 phiên giảm liên tiếp gần 10% mỗi phiên.

Trước đó, vào ngày 15/8, Đá Hoàng Mai đã có báo cáo giải trình gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc cổ phiếu của công ty giảm sàn 5 phiên liên tiếp từ ngày 8/8 đến 14/8. Theo đó, giá cổ phiếu HMR giảm mạnh từ mức 21.100 đồng/cổ phiếu xuống còn 13.900 đồng/cổ phiếu, gây ra lo ngại cho nhà đầu tư.

Trong báo cáo, lãnh đạo của Đá Hoàng Mai khẳng định rằng công ty vẫn đang hoạt động bình thường và không có bất kỳ sự biến động nào ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh. Việc giá cổ phiếu giảm mạnh trong thời gian qua là do yếu tố cung cầu trên thị trường, chứ không phải do các vấn đề nội tại của công ty. Đồng thời, công ty cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật và công khai, minh bạch trong hoạt động của mình.

Việc thoái vốn của RCC khỏi Đá Hoàng Mai được đánh giá là một động thái chiến lược nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư của RCC. Tuy nhiên, giá cổ phiếu HMR hiện vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm dài hạn. Nhà đầu tư vẫn cần cẩn trọng trước những biến động bất ngờ trên thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh thị giá HMR đã có mức giảm đáng kể trong thời gian ngắn.

Dính án phạt nặng từ cơ quan chức năng

Đáng chú ý, trong giai đoạn này, ngày 19/7, Chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP đá Hoàng Mai về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản bao gồm: Không thông báo về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của Giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; Quá 6 tháng không lập hoặc cập nhật bản đồ hiện trạng mỏ theo quy định (6 tháng đầu năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023); Khai thác không đúng một trong các thông số của hệ thống khai thác (theo thiết kế chiều cao tầng tối đa 10m, thực tế ngoài thực địa chiều cao tầng trung bình khoảng 40m). Tổng số tiền phạt là 256 triệu đồng.

Ngoài ra, Đá Hoàng Mai còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần (từ 4 tháng đến 6 tháng). Cùng một số biện pháp khác kèm theo.

Cổ phiếu HMR của Đá Hoàng Mai tăng kịch trần sau thông tin công ty mẹ thoái vốn

Kinh doanh ảm đạm nhưng nợ đã giảm

Theo báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2024, Đá Hoàng Mai ghi nhận doanh thu 15,2 tỷ đồng, tăng 7,8%, nhưng lợi nhuận sau thuế đạt vỏn vẹn 1,2 tỷ đồng, giảm 119 triệu đồng, tương đương giảm gần 9% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính theo từng quý, doanh thu của HMR đã giảm liên tiếp trong 4 quý gần nhất. Nguyên nhân được Công ty đưa ra là do các gói thầu sửa chữa đường sắt năm 2024 chưa được triển khai, dẫn đến nhu cầu vật liệu giảm mạnh.

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của HMR đã giảm mạnh xuống còn 4,8 tỷ đồng, giảm hơn 18 tỷ đồng so với thời điểm hồi đầu năm, nguyên nhân chính do Công ty đã thanh toán xong khoản nợ vay 9.200 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Diễn. Cùng với đó là các khoản phải trả người bán ngắn hạn, thuế và phải trả người lao động cũng giảm mạnh, góp phần tích cực vào việc giảm nợ của Công ty.

Theo tìm hiểu, Công ty CP Đá Hoàng Mai, tiền thân là mỏ đá Hoàng Mai, được thành lập năm 1969 và chuyển sang mô hình công ty cổ phần từ năm 2015. Trước khi quyết định giảm tỷ lệ sở hữu, RCC nắm giữ 87,87% cổ phần, sau đó giảm xuống còn 59,69% từ năm 2021. Hiện tại, Phó Chủ tịch HĐQT RCC - ông Tạ Hữu Diễn đang giữ chức Chủ tịch HĐQT tại HMR.

Nhận định chứng khoán phiên 16/9: Vận động đi ngang với thanh khoản thấp

Chứng khoán Việt Nam tiếp tục trải qua một tuần giao dịch tương đối ảm đạm trên nền thanh khoản thấp. KBSV cho rằng, nhiều ...

Nhóm cổ phiếu nào "nổi sóng" sau siêu bão Yagi: Thép, chăn nuôi hay bảo hiểm?

Sau siêu bão Yagi, nhóm cổ phiếu thép thu hút dòng tiền nhờ giá thép phục hồi, đặc biệt là HPG của Hòa Phát và ...

VN-Index thủng mốc 1.250 điểm, AGM ngược dòng tăng trần phiên thứ 5 liên tiếp

Thị trường duy trì trạng thái giao dịch ảm đảm trong phiên sáng 16/8. VN-Index chưa thoát thế giằng co trước sự điều chỉnh của ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán