'Nhọc nhằn' của Coteccons: Thoát lỗ nhờ lợi nhuận khác, nợ vay tăng 'dựng đứng' hàng trăm lần |
Kinh doanh rực sáng
Quý IV/2022, doanh thu thuần của CII tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.865 tỷ đồng. Đây là quý có doanh thu cao thứ 3 trong lịch sử của CII (chỉ sau quý IV/2020 và quý III/2022).
Với doanh thu “khủng”, lợi nhuận gộp đạt 302 tỷ đồng, tăng gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý, doanh thu tài chính là điểm sáng khi tăng trưởng 34% lên 234 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty ghi nhận thêm 51 tỷ đồng lãi trong công ty liên doanh, liên kết (cùng kỳ lỗ 21 tỷ đồng).
Nhờ doanh thu tăng trưởng mạnh, bất chấp việc chi phí tài chính lớn (đạt 353 tỷ đồng, giảm 23%), chi phí quản lý tăng (tăng 11%, đạt 134 tỷ đồng), CII vẫn có lợi nhuận trước thuế 81 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 43 tỷ đồng – đảo chiều so với khoản lỗ sau thuế 368 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Năm 2022, CII kinh doanh rực rỡ với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng, lập các kỷ lục. Ảnh minh hoạ |
Theo giải trình của CII, sự tăng trưởng ngoạn mục của lợi nhuận trong quý IV/2022 là do lợi nhuận gộp từ các dự án BOT tăng lên so với cùng kỳ năm trước và từ các dự án bất động sản bàn giao, đưa vàp khai thác trong kỳ.
Với quý III và quý IV doanh thu "khủng", luỹ kế năm 2022, doanh thu thuần của CII tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, đạt 5.755 tỷ đồng - trở thành năm có doanh thu cao nhất trong lịch sử.
Cơ cấu doanh thu cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của mảng kinh doanh bất động sản với doanh thu 3.662 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần, bên cạnh đó là mảng thu phí giao thông với doanh thu 1.444 tỷ đồng, tăng 53%.
Doanh thu tăng mạnh là cơ sở để lợi nhuận gộp tăng 63%, đạt 1.343 tỷ đồng. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp năm 2022 chỉ đạt 23,3%, giảm đáng kể so với mức 28,7% của năm trước. Riêng biên lợi nhuận gộp của mảng kinh doanh bất động sản là 15,75%, mảng thu phí giao thông là 62,67%.
Trong năm, hoạt động tài chính khá sôi động với doanh thu 1.529 tỷ đồng, tăng 43%, chủ yếu do tăng lãi thoái vốn công ty con và chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính (đạt 810 tỷ đồng, tăng gấp 7,7 lần) và lãi từ các khoản hợp tác đầu tư, hỗ trợ vốn, tiền gửi và trái phiếu (666 tỷ đồng, tăng 69%).
Bên cạnh đó, CII cũng có 80 tỷ đồng lợi nhuận trong công ty liên doanh liên kết, tăng gấp 14 lần.
Nhờ vậy, công ty dư sức trang trải các loại chi phí (chi phí tài chính 1.359 tỷ đồng, chi phí bán hàng 77 tỷ đồng, chi phí quản lý 463 tỷ đồng) để kết lại năm 2022 với lợi nhuận trước thuế 1.057 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 896 tỷ đồng – đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ so với năm trước đó (lỗ sau thuế 242 tỷ đồng).
Đây cũng là năm có lợi nhuận cao thứ ba trong lịch sử CII (sau 2017 và 2016), và tất nhiên là năm có lợi nhuận tốt nhất từ 2018 trở lại đây.
Dòng tiền dương trở lại
Nhờ khoản lợi nhuận dồi dào, dòng tiền kinh doanh của CII năm 2022 rất đẹp khi dương 1.310 tỷ đồng do lợi nhuận rất lớn, giảm hàng tồn kho (1.904 tỷ đồng). Đây là năm đầu tiên CII có dòng tiền kinh doanh dương kể từ năm 2020.
Với điều kiện này, cùng với việc thu về 413 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu, CII đã tăng chi cho vay, mua công cụ nợ của đơn vị khác và mua sắm tài sản và giảm quy mô dòng tiền vay/trả xuống còn 3.755 tỷ đồng/5.531 tỷ đồng, giảm lần lượt 48% và 18% so với năm trước.
Tuy nhiên, lưu chuyển tiền thuần trong năm âm 402 tỷ đồng, khiến tiền và tương đương tiền cuối năm giảm 58% so với đầu năm, chỉ còn 287 tỷ đồng.
Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của CII đạt 28.595 tỷ đồng, giảm 7% so với đầu năm.
Cơ cấu tài sản có điểm đáng chú ý là sự gia tăng mạnh của các khoản phải thu, đạt 10.519 tỷ đồng, chiếm 36% tổng tài sản; trong đó: các khoản phải thu ngắn hạn 4.617 tỷ đồng, tăng 5%; các khoản phải thu dài hạn đạt 5.902 tỷ đồng, tăng 60%.
CII thuyết minh có 228 tỷ đồng nợ xấu và dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi là 171 tỷ đồng.
Hàng tồn kho trong năm 2022 đã giảm 64%, còn 1.640 tỷ đồng. Trong đó, có 1.079 tỷ đồng là bất động sản hoàn thành chờ bán gồm: dự án khu nhà ở chung cư tại lô 3.15 (617 tỷ đồng), dự án khu nhà ở chung cư tại 152 Điện Biên Phủ (370 tỷ đồng), dự án khu nhà ở chung cư tại lô 3.2 (92 tỷ đồng).
Ngoài ra, công ty cũng có 535 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang, giảm 75% so với đầu năm, tập trung tại các dự án như: xây dựng hạ tầng khu đô thị mới Thủ Thiêm (361 tỷ đồng), các dư án bất động sản được khai thác từ hợp đồng BT trong khu đô thi mới Thủ Thiêm (64 tỷ đồng)…
Đáng kể khác là các khoản đầu tư tài chính dài hạn trị giá 2.424 tỷ đồng, tăng 56% so với đầu năm.
Về nguồn vốn, nợ phải trả tại ngày 31/12/2022 là 20.264 tỷ đồng, giảm 10% so với đầu năm. Trong số đó, khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn đạt 1.523 tỷ đồng, giảm 28%; riêng tiền khách mua bất động sản trả theo tiến độ là 924 tỷ đồng, giảm 55%.
Tổng giá trị nợ vay hiện đạt 14.582 tỷ đồng, giảm 14% so với đầu năm.
Với vốn chủ sở hữu đạt 8.331 tỷ đồng, giảm 47 tỷ đồng so với đầu năm, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của CII là 2,43 lần, cải thiện hơn một chút so với đầu năm là 2,68 lần.
Tháng 11/2022, CII thông qua kế hoạch dự kiến thoái vốn toàn bộ 499.998 cổ phiếu Công ty CP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật Vinaphil, tương ứng 99,99% vốn điều lệ. Mục đích thoái vốn nhằm cấu trúc danh mục đầu tư. Tại hời điểm 31/12/2022, CII đã giảm sở hữu từ 99,99% vốn điều lệ về 0% vốn điều lệ tại CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Vinaphil. Ngoài ra, trong năm 2022, CII cũng đã giảm sở hữu từ 65,32% về còn 37,52% vốn tại Công ty CP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HOSE: NBB), đồng thời thay đổi cách hạch toán từ công ty con sang công ty liên kết và ghi nhận lợi nhuận đột biến từ thoái vốn tại Năm Bảy Bảy. |
Thảo Nguyên
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|