Chuyên gia nói về chiến lược "ôm" cổ phiếu để nhận cổ tức và dự đại hội cổ đông

(Banker.vn) Tính đến thời điểm hiện tại, hàng loạt công ty niêm yết đã thông báo ngày giao dịch không hưởng quyền, chốt danh sách để đăng ký tham dự đại hội đồng cổ đông cũng như hưởng cổ tức.

Là một cổ phiếu "quốc dân" với 180.000 cổ đông (thống kê từ cuộc họp ĐHCĐ năm 2023), cuộc họp cổ đông của Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) đang rất được nhà đầu tư mong đợi. Hòa Phát cho biết, dự kiến tổ chức họp ĐHCĐ thường niên 2024 vào 8h30 ngày 11/4 tại Hội trường lớn Grand Ballroom, tầng 1 Khách sạn Melia Hà Nội. Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông là 11/3. Nội dung họp sẽ thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ như mục tiêu kinh doanh, vấn đề cổ tức.

Chuyên gia nói về chiến lược
Cuộc họp cổ đông của Hòa Phát đang rất được nhà đầu tư mong đợi

Công ty CP Xuất nhập khẩu Bến Tre (ABT) thông báo ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/3 và ngày đăng ký cuối cùng 20/3 để chốt danh sách tham dự đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 và tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2023. Theo đó mỗi một cổ đông sẽ được một quyền biểu quyết tại ĐHĐCĐ thường niên và tạm ứng cổ tức 20% tiền mặt. Nghĩa là một cổ phiếu nhận được 2.000 đồng. Thời gian thực hiện là 19/4.

Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (THG) cũng vừa thông báo việc chốt danh sách tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2024 và tạm ứng cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền với tỷ lệ 10%. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/3. Ngày dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ là 23/4 và ngày thanh toán cổ tức dự kiến 10/4.

Công ty CP Cao su Miền Nam cũng thông báo ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự ĐHĐCĐ 2024 là 28/3. Nội dung họp ĐHĐCĐ liên quan báo cáo hội đồng quản trị, ban kiểm soát, báo cáo tài chính kiểm toán 2023 các nội dung khác theo thẩm quyền.

Phía ngành chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán SSI (SSI) thông báo, ngày 19/3 sẽ chốt danh sách cổ đông dự kiến tổ chức ĐHCĐ thường niên 2024 theo hình thức họp trực tiếp ngày 25/4. Nội dung họp chưa được thông báo chi tiết.

Đây cũng là một trong số những doanh nghiệp ghi nhận số lượng cổ đông lớn top đầu trên sàn chứng khoán với khoảng 85.000 người. Nhà đầu tư đang ngóng chờ những nhận định và kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới khi 2023 vừa qua là năm tương đối thành công của SSI xét về cả hoạt động kinh doanh cũng như diễn biến giá cổ phiếu.

Bên cạnh đó, Chứng khoán FPT (FTS) dự kiến tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên vào ngày 28/3; VietinBank Securities (CTS) và Chứng khoán Vietcap (VCI) vào 2/4; Chứng khoán Rồng Việt (VDS) vào 8/4...

Phía ngành ngân hàng cũng đã có thông báo về việc chốt quyền tham dự ĐHCĐ 2024. Từ tháng 4/2024 là thời điểm diễn ra liên tiếp các ĐHCĐ ngân hàng. Theo đó, Ngân hàng TMCP Nam Á (NAB) dự kiến tiến hành ĐHCĐ cuối tháng 3/2024. Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền tham gia đại hội là 28/2 và ngày dự kiến tổ chức đại hội là 29/3.

Chuyên gia nói về chiến lược
Chuyên gia tài chính Lâm Minh Chánh, Giám đốc Học viện Kinh doanh và Tài chính BizUni

Theo chuyên gia tài chính Lâm Minh Chánh, có 2 loại cổ tức bằng cổ phiếu và cổ tức bằng tiền. Nếu nhận cổ tức bằng cổ phiếu thì khi doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu thì ngày nhận cổ phiếu là ngày giá cổ phiếu đó giảm ở mức tương ứng tỉ lệ % cổ tức nhận được. Đồng nghĩa cổ đông không được lợi thêm ngay nhưng phải trả thuế 5% trên giá trị đã được nhận. Đã thế, số cổ phiếu được hưởng không về tài khoản ngay mà phải chờ một vài tháng. Hay một số trường hợp phát sinh cổ phiếu lẻ, lại khó bán.

Tuy vậy, các doanh nghiệp hay chọn hình thức này vì có lợi cho doanh nghiệp do vẫn có tiếng chia cổ tức mà doanh nghiệp vẫn có thể dùng tiền mặt để tái đầu tư, sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp.

Một chuyên gia tài chính khác thì cho rằng việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt rất tốt cho nhà đầu tư và cho cả doanh nghiệp. Vì nó cho biết doanh nghiệp có dòng tiền tốt, kinh doanh ổn định.

Tuy nhiên với nhà đầu cơ, lướt sóng thì họ không quan tâm nắm giữ cổ phiếu để nhận cổ tức mà họ chỉ mua bán dựa trên xu hướng giá. Chẳng hạn khi có thông tin chia cổ tức tiền mặt cao, thường giá cổ phiếu sẽ tăng, nếu thấy có lời họ sẽ canh bán trước ngày chốt danh sách chứ không chờ nhận cổ tức. Và nếu cổ tức tiền mặt cao, từ vài ba chục đến 100% thì sẽ thu hút nhà đầu tư và cả đầu cơ nhưng để "ôm" nhận cổ tức thì thường chỉ có nhà đầu tư.

Cũng theo chuyên gia, việc ôm cổ phiếu để nhận cổ tức hay không là do khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư. Nó thường được xác định qua độ tuổi, khả năng tài chính, hoàn cảnh đầu tư… Ví dụ, có người không để ý đến ngày chốt danh sách hưởng quyền nhận cổ tức nên nhận, sau đó họ cũng không biết vì sao cổ phiếu giảm sâu sau khi nhận cổ tức...

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 8,7%, nhiều dự án có nguy cơ thiếu vật liệu

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công trong 2 tháng đầu năm đạt 8,7%. Bên cạnh đó, nhiều dự ...

Một loạt cổ phiếu Top đầu bị giảm tỷ trọng trong kỳ cơ cấu của quỹ ETF 550 triệu USD?

HPG, SSI, VIX, NVL, VCI,... là những cái tên dự kiến sẽ bị bán ròng với khối lượng khá lớn thông qua kỳ cơ cấu ...

Thị trường chứng khoán phát tín hiệu hồi phục, nhóm midcap tiếp tục dẫn sóng

Trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận tín hiệu hồi phục với điểm nhấn là nhóm midcap.

Linh Đan

Linh Đan

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục