Ngày 16/12/2024, Chứng khoán VPBankS phối hợp với VTV Money tổ chức hội thảo VPBankS Talk 04 với chủ đề “Vững vàng vượt sóng gió”. Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế, đại diện các doanh nghiệp niêm yết và tổ chức nghiên cứu độc lập.
Phát biểu tại sự kiện, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược Thị trường VPBankS, đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi.
Hội thảo VPBankS Talk 04 với chủ đề “Vững vàng vượt sóng gió” |
Trong đợt đánh giá tháng 9/2024, FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp. Cơ quan này đánh giá cao nỗ lực cải cách của Việt Nam, đặc biệt sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư 68/2024/TT-BTC vào ngày 18/9/2024. Thông tư này đã gỡ bỏ rào cản ký quỹ trước giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài và thúc đẩy việc công bố thông tin bằng tiếng Anh, đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng thông tin trên thị trường.
Trong thời gian tới, FTSE Russell sẽ tiếp tục thu thập ý kiến phản hồi từ các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài để đánh giá hiệu quả của quy định mới. Bên cạnh đó, cơ quan này vẫn theo dõi quy trình xử lý các giao dịch NPF (giao dịch không thành công) khi bỏ yêu cầu ký quỹ.
Ông Sơn cho biết, FTSE Russell đang hợp tác chặt chẽ với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để tiếp tục hoàn thiện thị trường theo các tiêu chuẩn quốc tế. Yếu tố quan trọng nhất là việc thành lập Trung tâm Thanh toán bù trừ trung tâm (CCP). Bên cạnh đó, thị trường cần đơn giản hóa quy trình mở tài khoản, triển khai Tài khoản tổng (Omnibus) và nâng cấp hạ tầng giao dịch để tăng khả năng xử lý lệnh.
Theo dự báo của VPBankS Research, nếu Việt Nam được nâng hạng, tỷ trọng của thị trường trong rổ chỉ số FTSE Emerging Markets (FTSE EM) có thể đạt khoảng 0,56%. Căn cứ vào quy mô các quỹ ETF tham chiếu chỉ số FTSE EM và FTSE All-World đến ngày 31/10/2024, dòng vốn thụ động ước tính chảy vào Việt Nam khoảng 1,7 tỷ USD, chưa bao gồm dòng vốn từ các quỹ chủ động.
Thống kê từ Bloomberg cho thấy, các thị trường được nâng hạng thường ghi nhận dòng vốn ngoại tăng gấp 5-7 lần so với giai đoạn trước. Trung Quốc là minh chứng tiêu biểu khi năm 2018, nhóm cổ phiếu A-shares gia nhập chỉ số MSCI Emerging Markets Index. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, dòng vốn nước ngoài vào ròng vẫn đạt tới 132 tỷ USD trong năm tiếp theo.
Các chuyên gia nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước giai đoạn quan trọng khi tiến gần hơn tới mục tiêu nâng hạng. Sự cải thiện từ cơ chế chính sách và hạ tầng giao dịch sẽ tạo điều kiện thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm cả dòng vốn chủ động và thụ động. Đồng thời, dòng tiền trong nước cũng sẽ được kích hoạt khi thị trường đón nhận những tín hiệu tích cực từ quá trình nâng hạng.
Ông Trần Hoàng Sơn dự báo, nửa cuối năm 2025 có thể là thời kỳ thăng hoa của thị trường chứng khoán Việt Nam, với VN-Index kỳ vọng chạm mốc 1.400 điểm. Trước triển vọng tích cực này, ông khuyến nghị các nhà đầu tư chiến lược nên tích lũy cổ phiếu trong nửa đầu năm 2025 và cân nhắc chốt lời vào cuối năm khi thị trường đạt đỉnh.
Nhận định chứng khoán phiên 17/12: Tiếp tục giằng co, khó với mốc 1.300 điểm Thị trường chứng khoán dự kiến tiếp tục giằng co quanh vùng hỗ trợ 1.260 điểm, tích lũy trước khi hướng đến mốc 1.280-1.300 điểm. ... |
Bản tin chứng khoán sáng 17/12: SIP hút mạnh dòng tiền, cổ phiếu chứng khoán VIX tỏa sáng Bản tin chứng khoán sáng 17/12 bao gồm các thông tin như cổ phiếu SIP bất ngờ hút tiền sau kỳ cơ cấu của VNM ... |
Chứng khoán Mỹ thiết lập thêm kỷ lục mới, Nasdaq và S&P500 tiếp đà bứt phá Chứng khoán Mỹ khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần, Nasdaq lập đỉnh kỷ lục, dẫn đầu bởi đà tăng mạnh của cổ phiếu ... |
Nguyên Nam