Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/4/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì tín hiệu kém sắc với 90 mã tăng, 405 mã giảm, qua đó quay trở lại mốc 1.174 điểm. Thanh khoản thị trường sụt cải thiện đáng kể so với phiên thứ Tư, tương ứng 23,7 nghìn tỷ đồng.
Tại nhóm VN30, VIC, BCM, SSI là các cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà giảm. Đáng chú ý, VIC là cổ phiếu giảm mạnh nhất nhóm với biến động trên 5%. Chiều ngược lại, BID là một trong những mã giữ giá đóng cửa trong sắc xanh.
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch hôm nay. |
Tại nhóm đầu tư công, sắc đỏ tiếp tục lấn át trong phiên giao dịch sáng nay. Kết phiên sáng, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... phân hóa với đà giảm khoảng 2%. Các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... diễn biến cùng chiều với biến động lớn hơn.
Diễn biến cùng chiều nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần chững nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận đà giảm khoảng 2%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như POM, TIS,... biến động không đáng kể. Cá biệt, cổ phiếu SMC đột ngột bứt phá khi đóng cửa trong trạng thái trần cứng.
Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có phần suy yếu, dẫn tới diễn biến ảm đạm bao trùm khắp ngành. Trong cuối phiên sắc đỏ là màu chủ đạo. CTS, BSI, APG, AGR, là các cổ phiếu giảm mạnh nhất nhóm khi nằm sàn với thanh khoản lớn.
Trong diễn biến khác, dòng tiền tiếp tục tăng đáng kể tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tại nhóm VN30, cùng chiều với BID, các mã như SHB, STB, VCB không biến động quá nhiều khi đứng giá tại mốc tham chiếu.
Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên, PVD, PVS, BSR, PVC tiếp tục suy giảm với thanh khoản tăng dần.
Ngoài ra, lực mua có phần hạ nhiệt tại nhóm BĐS trong phiên sáng nay. Kết phiên giao dịch sáng 19/4, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,... phân hóa trong sắc xanh, đỏ với giao động từ 2% - 5%. Cá biệt, cổ phiếu QCG tiếp tục tăng trần cùng với khối lượng đột biến.
Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch sáng 19/4, số lượng mã đỏ đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index lui về vùng 220 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, tương đương 129 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 2.500 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, DVM, PVC là mã tích cực nhất nhóm khi đứng giá tại mốc tham chiếu. Ngược lại, TAR và LAS nằm sàn qua đó là cổ phiếu kém sắc nhất nhóm.
Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 49 triệu đơn vị, giá trị khoảng trên 623 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR đóng cửa tại mốc 18.000 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 9,6 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp gần 1,2 triệu đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 9.500 đồng.
Tổng quan, trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường chứng khoán tiếp tục giảm sâu với thanh khoản lớn. Chứng khoán là nhóm cổ phiếu tiêu cực nhất thị trường khi liên tục xuất hiện sắc xanh lơ. Ngoài ra, trong ngày hôm nay, NHNN đã có những động thái can thiệp vào đà tăng của tỷ giá.
Theo đó, NHNN đã công bố công khai phương án việc bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng (TCTD) có trạng thái ngoại tệ âm sang trạng thái ngoại tệ bằng 0 với mức giá 25.450 đồng/USD. Theo ông Phạm Chí Quang,Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ (NHNN), đây được xem là biện pháp can thiệp rất mạnh của NHNN nhằm giải tỏa tâm lý trên thị trường, khơi thông nguồn cung thị trường, đảm bảo thanh khoản thị trường ngoại tệ thông suốt, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế.
Thời gian qua, tỷ giá liên tục tăng nóng, thậm chí tăng kịch trần trong nhiều phiên gần đây. "DXY - chỉ số phản ánh sức mạnh USD tăng rất nhanh trong 3 tháng đầu năm với mức tăng hơn 5%, gây áp lực lớn lên các đồng nội tệ của nhiều nước, không riêng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu tăng cao, đặc biệt phía doanh nghiệp xăng dầu, sắt thép, cùng với việc nhiều doanh nghiệp tăng cường mua ngoại tệ đã góp phần đẩy tỷ giá tăng mạnh", ông Phạm Chí Quang cho biết.
Trước những biến động mạnh của tỷ giá, NHNN đã điều hành tỷ giá linh hoạt, kết hợp với phát hành tín phiếu VND để giảm bớt dư thừa thanh khoản VND, giảm áp lực trong ngắn hạn đối với tỷ giá. Nhờ đó, so với nhiều đồng nội tệ khác, mức mất giá của tiền đồng vẫn đang ở ngưỡng chấp nhận được.
Thông tin tại họp báo quý I của NHNN diễn ra ngày 19/4, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết: Trong 3 tháng đầu năm, NHNN đã luôn theo sát diễn biến, điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới có nhiều biến động, khiến đồng nội tệ của nhiều quốc gia mất giá khá cao, kể cả các nước có nền kinh tế mạnh, dao động từ trên 3% đến gần 9%. Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó, tỷ giá hiện mất giá 4,9% so với đầu năm.
Chuyên gia gợi ý thời điểm hành động cho "phe cầm tiền" Sau những phiên thị trường giảm đáng kể, phe "cầm cổ" đang khá lo lắng chực chờ bán ra nhằm thu hồi danh mục, trong ... |
Chứng khoán Mỹ trái chiều trước căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông Trước những bất ổn từ Trung Đông, thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận diễn biến trái chiều với đà giảm của S&P 500. |
"Bốc hơi" hơn 100 điểm so với vùng đỉnh, thị trường chứng khoán tiếp tục "dò đáy" Trong phiên giao dịch thứ Sáu, thị trường chứng khoán tiếp tục đà giảm với thanh khoản lớn. |
Minh Hiếu
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|