Tạm dừng phiên sáng, sàn HOSE có 118 mã tăng và 294 mã giảm (30 mã giảm sàn), VN-Index giảm 13,17 điểm (-1,35%), xuống 962,02 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 337 triệu đơn vị, giá trị 4.662,9 tỷ đồng, tăng hơn 15% về khối lượng và tăng nhẹ về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 49,2 triệu đơn vị, giá trị 747,8 tỷ đồng.
Nhóm VN30 dù khá cân bằng, với 13 mã tăng, 14 mã giảm cùng GAS, VPB, FPT đứng tham chiếu, nhưng VN30-Index vẫn giảm hơn 12 điểm. Tác nhân do lực bán dâng cao ở những mã lớn, trong khi các cổ phiếu tăng phần lớn đã hạ nhiệt.
Theo đó, cổ phiếu tăng tốt nhất là POW +3,2% lên 10.100 đồng, STB dù có thời điểm tăng trần cũng chỉ còn +3,2% lên 16.000 đồng, tương tự là các mã đã không giữ được mức giá cao nhất trong phiên như BID +2,4% lên 34.100 đồng, ACB +2,2% lên 21.100 đồng, TCB +2,1% lên 24.250 đồng, MWG +2%, CTG +1,9%, BCH +1,5%...
Trái lại, các cổ phiếu bất động sản giảm sâu, với cặp đôi NVL và PDR nằm sàn tại 51.900 đồng và 32.500 đồng, thanh khoản bị tắc trầm trọng, khớp lệnh chỉ hơn 22.000 đơn vị, trong khi dư bán sàn NVL là hơn 21,1 triệu đơn vị, PDR dư bán sàn hơn 23,3 triệu đơn vị.
Hai cổ phiếu nhà Vin là VIC và VHM cũng giảm sâu, thậm chí VIC có thời điểm giảm sàn, trước khi hồi nhẹ không đáng kể, kết phiên giảm mạnh 6,7% xuống 49.800 đồng, còn VHM -5,2% xuống 41.600 đồng.
Giảm đáng kể còn có HDB -4,9% xuống 13.650 đồng, HPG -4,7% xuống 13.050 đồng, KDH -3,8% xuống 19.200 đồng, MSN -3% xuống 82.000 đồng, VNM -2,9% xuống 79.800 đồng. Trong đó, HPG phiên này vẫn là cổ phiếu thanh khoản tốt nhất, đồng thời cũng là mã có khối lượng khớp lệnh cao nhất thị trường với 24,8 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, một số cổ phiếu được mua bắt đáy tương đối mạnh và có mức tăng khá như HNG +4,6%, PHR +4,5%, LPB +4,2%, PVD +3,7%, KPF +3%, FRT +2,9%...
Sắc xanh khác với mức tăng trên dưới 2% đi kèm thanh khoản tốt còn ở nhóm cổ phiếu tài chính như SHB, VIX, HCM, VCI, khớp từ 3 triệu đến hơn 5 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, nhóm xây dựng, bất động sản với CTD, ITC, DRH, DXG, DXS, NHA, EVG, KBC, TDC, TLD, HPX, ACC, DIG giảm sàn, các mã HBC, FCN, HTN, VPH, CKG ở sát mức giá sàn.
Trong đó, lực bán tháo mạnh nhất tại DIG khi còn dư bán sàn hơn 25 triệu đơn vị, KBC dư bán sàn hơn 11,1 triệu đơn vị.
Không chỉ nhóm bất động sản, các cổ phiếu nguyên vật liệu, nông nghiệp cũng giảm rất sâu, như ở hai cổ phiếu thép HSG và NKG, các mã ANV, AAM, DHM, GTA, BAF, GIL, TPC, tất cả đều giảm sàn.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index chủ yếu rung lắc mạnh dưới vùng giá thấp, dù có thời điểm cũng đã vượt lên trên tham chiếu, nhưng sự thiếu ổn định đã khiến chỉ số này kết phiên trong sắc đỏ. Chốt phiên sáng, sàn HNX có 48 mã tăng và 106 mã giảm (19 mã giảm sàn), HNX-Index giảm 1,38 điểm (-0,7%), xuống 197,18 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 29,5 triệu đơn vị, giá trị 387 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,94 triệu đơn vị, giá trị gần 48 tỷ đồng.
Một số cổ phiếu còn tăng như BII vọt lên giá trần +5,6% lên 1.900 đồng, PVS +4,6% lên 22.600 đồng, NDN +3,3% lên 6.300 đồng, còn IDC, TNG, MBS, PVC chỉ tăng nhẹ.
Phần còn lại vẫn còn giảm như CEO -3,6% xuống 10.700 đồng, HUT -6,3% xuống 13.500 đồng, IDJ -6,3%, TIG -4,6%, L14 -9,3%, AMV -2,8%, PVL -5%, API -5,5%, khớp từ 0,25 triệu đến 2,28 triệu đơn vị, riêng CEO khớp hơn 5,1 triệu đơn vị, cao nhất sàn. Đáng chú ý là tất cả các mã này đều có thời điểm đã lùi về giá sàn.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index mở cửa tăng nhẹ, nhưng sau đó cũng dần đuối sức và kết phiên dưới tham chiếu. Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,31 điểm (-0,43%), xuống 71,94 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,1 triệu đơn vị, giá trị 148,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 1 triệu đơn vị, giá trị 22,4 tỷ đồng.
Lác đác một vài mã tăng là BOT +5,4%, ABB +1,3%, VGI +0,9%, OIL may mắn về tham chiếu.
Còn lại đều giảm, với FTM và CMM giảm sàn, SIP -12,6%, DDV -7,3%, VGT -6,9%, các mã SBS, VGT, NED, C4G, VHG, TCI, PAS giảm từ hơn 2% đến hơn 5%.
Trong khi đó, BSR-1,2% xuống 17.000 đồng và vẫn là cổ phiếu hút giao dịch nhất với hơn 2,66 triệu đơn vị khớp lệnh.
Chứng khoán phiên sáng 7/11: Bán tháo nhóm bất động sản, VN-Index "gặp nguy" |
Tính đến 10h50, VN-Index giảm 0,76 điểm (0,08%) xuống 974,43 điểm, VN30-Index tăng 1,97 điểm (0,2%) lên 974,82 điểm.
VN-Index hồi sát tham chiếu tình đến cuối phiên sáng nhờ nỗ lực hồi phục của nhóm vốn hóa lớn. Tại rổ VN30, STB có lúc được kéo sát giá trần, cùng với BID, TCB, MWG, POW, CTG,... đóng góp cho sắc xanh của chỉ số chính.
Tính đến 9h40, VN-Index giảm 7,65 điểm (0,78%) về 967,54 điểm, HNX-Index giảm 0,89 điểm (0,45%) về 197,67 điểm, UPCoM-Index giảm 0,08 điểm (0,12%) xuống 72,17 điểm.
Lực cầu bắt đáy nhập cuộc sau đó đang giúp thị trường dần cân bằng trở lại. Trong đó, cổ phiếu dầu khí, ngân hàng, chứng khoán đang có dấu hiệu hồi phục trước tiên.
VN-Index mở cửa giảm 15 điểm về dưới ngưỡng 960 khi sàn HOSE có tới gần 40 mã bị bán kịch biên độ. Bên cạnh NVL và PDR vẫn giảm sàn như thường lệ (trong vài phiên trở lại đây), cổ phiếu HDB cũng giảm sàn về còn 13.350 đồng thị giá.
Phiên hôm nay, hơn 503 triệu cổ phiếu HDB chính thức được bổ sung vào thị trường sau khi HDBank thực hiện tăng vốn.
Chỉ 3 phút sau ATO, dư bán sàn tại PDR và NVL ghi nhận ở mức hơn 20 triệu đơn vị.
Về phần Phát Đạt, ngày 7/11, Chứng khoán Tân Việt (TVSI) tiếp tục thông báo bán giải chấp thêm 3,7 triệu cổ phiếu PDR thuộc sở hữu của ông Nguyễn Văn Đạt và Công ty TNHH Phát Đạt Holdings - tổ chức có liên quan đến ông Đạt. Trước đó, công ty này cũng thông báo bán giải chấp 1,47 triệu cổ phiếu của hai cổ đông trên.
Trái ngược với thị tường cơ sở, các chỉ số HĐTL đều ở mức xanh nhẹ trong đó VN30F2306 thậm chí tăng tới hơn 20 điểm.
--------
Phiên giao dịch ngày 7/11, VN-Index đóng cửa ở mốc 975,19, giảm mạnh 21,96 điểm (-2,20%) so với phiên trước đó. HNX-Index giảm 6 điểm (-2,93%) về 198,56 điểm, UPCoM-Index giảm 2,01 điểm (-2,71%) còn 72,25 điểm. Thanh khoản tiếp tục được duy trì trên mức trung bình khi có đến hơn 600 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 10 nghìn tỷ đồng. Sắc đỏ gần như bao phủ toàn thị trường với 383 mã giảm điểm, trong khi đó số mã tăng điểm chỉ là 75, còn lại là 49 mã đóng cửa ở mốc tham chiếu.
Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đánh giá, lực cầu bắt đáy suy yếu cùng với áp lực bán áp đảo ngay từ đầu phiên khiến cho chỉ số đánh mất ngưỡng hỗ trợ sâu quanh 98x điểm, hiện đã đảo vai trò trở thành ngưỡng kháng cự gần của VN-Index. Trong kịch bản tiêu cực, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục quán tính giảm điểm trong những phiên tới và lùi xuống vùng hỗ trợ kế tiếp quanh 950 (+/-10) điểm nhằm tìm kiếm lực cầu bắt đáy.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào phiên khởi đầu tuần khi nhà đầu tư trông chờ vào một tuần bận rộn với các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Quốc hội Mỹ và dữ liệu quan trọng về lạm phát trong vài ngày tới, đồng thời rũ bỏ lời cảnh báo về nguồn cung từ Apple.
Chỉ số Dow Jones tăng gần 424 điểm (tương đương 1,31%) lên mức 32.827 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,96% lên gần 3.807 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,85% lên gần 10.565 điểm. Cả 3 chỉ số chính đều ghi nhận phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp.
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|