Thị trường chứng khoán ngày 3/1/2023: Thông tin trước giờ mở cửa |
Tạm dừng phiên sáng 3/1, sàn HOSE có 296 mã tăng và 84 mã giảm, VN-Index tăng 16,41 điểm (+1,63%), lên 1.023,5 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 281,9 triệu đơn vị, giá trị 4.552 tỷ đồng, tăng hơn 130% về khối lượng và 120% về giá trị so với phiên sáng ngày 30/12/2022. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 9 triệu đơn vị, giá trị 408,7 tỷ đồng.
Các nhóm ngành nổi bật nhất sáng nay là các cổ phiếu nguyên vật liệu, với các mã thép HPG +5,3% lên 18.950 đồng, TLH +5,6% lên 6.780 đồng, trong khi HSG và NKG tăng kịch trần, trong đó, HPG khớp hơn 11 triệu đơn vị, HSG và NKG khớp hơn 8 triệu đơn vị,
Các cổ phiếu bất động sản, xây dựng với những DIG, LCG, VCG, ASM, DRH, FCN, TDC, HHV đều cũng đã tăng hết biên độ, nhóm cổ phiếu tăng mạnh khác còn có CII +6,6% lên 13.750 đồng, GEX +6,5% lên 13.200 đồng, CTI +6,3% lên 13.500 đồng, VGC +6,1% lên 35.850 đồng. Các cổ phiếu CTD, SZC, PC1, IJC, TCD, NHA, DXG, LDG tăng từ 4,6% đến gần 6%.
Ở các bluechip, hai cổ phiếu bất động sản cũng vượt trội là VRE +6,5% lên 28.000 đồng và PDR +6,3% lên 14.450 đồng.
Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán với CTS tăng trần lên 13.500 đồng, VIX +6,6% lên 6.930 đồng, VND +5,9% lên 14.300 đồng, HCM +5,8% lên 21.150 đồng, VCI +5,8% lên 24.600 đồng, FTS +5%, BSI +4,9%, SSI +4,5%, ORS +3,6%, AGR +3,3%...Trong đó, VND khớp lệnh cao nhất sàn HOSE với hơn 12,6 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu tài chính khác là ngân hàng dù không quá vượt trội, nhưng cũng đã đóng góp lớn cho chỉ số với BID +3,9% lên 40.100 đồng, TCB +3,9% lên 26.850 đồng, MBB +3,2% STB +3,1%, LPB +2,7%, TPB +2,6%, SHB +2,5%...
Nhóm cổ phiếu nông nghiệp có DBC, IDI, ANV, ACL dẫn đầu khi cũng đã tăng trần, trong khi cặp đôi HAG và HNG nhích trên dưới 3%, với HAG khớp lệnh chỉ đứng sau VND trên sàn với hơn 11 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index chớm đỏ khi mở cửa và cũng nhanh chóng bật tăng mạnh mẽ khi nhiều cổ phiếu nới đà đi lên. Chốt phiên sáng, sàn HNX có 106 mã tăng và 42 mã giảm, HNX-Index tăng 4,95 điểm (+2,41%), lên 210,25 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 33,1 triệu đơn vị, giá trị 447,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,49 triệu đơn vị, giá trị 42 tỷ đồng.
Trên UpCoM, tương tự, UpCoM-Index sau ít phút mở cửa giảm điểm đã bật lên, dù rằng mức tăng còn khiêm tốn và chủ yếu là giằng co. Chốt phiên, UpCoM-Index tăng 0,13 điểm (+0,19%), lên 71,78 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 13 triệu đơn vị, giá trị 143,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể.
Tính đến 11h00, VN-Index tăng 15,51 điểm (1,54%) lên 1.022,6 điểm, VN30-Index tăng 16,81 điểm (1,67%) đạt 1.022 điểm.
Xung lực tăng điểm tích cực cùng dòng tiền lan toả đến các nhóm ngành đã giúp cho chỉ số chinh phục thành công ngưỡng cản gần quanh 1.015 điểm, hiện đã đảo vai trò là điểm đỡ gần.
Thanh khoản thị trường tiếp tục cải thiện với giá trị giao dịch khớp lệnh đạt hơn 3.300 tỷ đồng. Các cổ phiếu tác động tích cực nhất đến đà tăng của thị trường có BID, HPG, VRE, VCB, GAS, TCB, SAB, ... Trong khi đó, bộ ba BCM, OCB, EIB giảm giá, kìm hãm đà tăng của chỉ số.
Cập nhật theo diễn biến các ngành, chuyển động của nhóm ngân hàng đóng góp lớn nhất cho sắc xanh của thị trường chung với gần 6,4 điểm. Cổ phiếu vua lan tỏa sắc xanh với VBB, BID, STB, TCB, LPB, MBB, NAB, HDB, BVB tăng tăng trên 2%, trong khi EIB, VAB, OCB, SGB, ... chịu áp lực điều chỉnh.
Thị trường chứng khoán phiên đầu năm mở cửa tăng hơn 4 điểm với sắc xanh lan tỏa trên bảng điện. Theo quan sát, số mã tăng gấp 3 lần số mã giảm với nhiều nhóm ngành tăng điểm như ngân hàng, chứng khoán, thép, sản xuất thực phẩm, dầu khí, xây dựng & vật liệu, ...
Tính đến 9h40, VN-Index đã tăng 8,22 điểm (0,82%) lên 1.015,31 điểm, HNX-Index tăng 0,25 điểm (0,12%) đạt 205,56 điểm, UPCoM-Index tăng 0,18 điểm (0,25%) đạt 71,83 điểm.
Tại nhóm vốn hóa lớn, phe mua đang chiếm ưu thế với 27 mã tăng, áp đảo so với 2 mã giảm và 1 mã đứng giá tham chiếu. Dẫn đầu chiều tăng là cổ phiếu BID của BIDV với tỷ lệ 3,5%, đây cũng là quán quân ảnh hưởng tích cực lên VN-Index với mức đóng góp 1,7 điểm. Kế đó, giao dịch khởi sắc của VCB, HPG, SAB, GAS, ... cũng góp phần củng cố cho đà tăng của chỉ số chính.
Chiều ngược lại, bộ đôi VHM và VIC trở thành lực cản chính của thị trường với tỷ lệ mất giá lần lượt là 1,3% và 0,6%.
Ở nhóm midcap và penny, một vài mã đã tăng trần từ sớm phải kể đến như LCG, KSB, ANV, DRH, IBC, IDI, LGL, DBC, HHV, FCN, ...
--------
Thị trường trải qua tuần giao dịch cuối cùng của năm 2022 với diễn biến thanh khoản suy yếu. Thị trường diễn ra ảm đạm, sau phiên đầu tuần giảm mạnh hơn 35 điểm, VN-Index đã có diễn biến phục hồi tuy nhiên đà hồi phục đã dừng bước tại 1.020. VN-Index đã giảm trở lại trong hai phiên cuối tuần và chốt tuần tại mốc 1.007,09. So với tuần trước, VN-Index giảm 8,57 điểm, tương đương 0,84%.
Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 9.171 tỷ đồng, giảm 34,4% so với tuần trước đó và hụt 38,2% so với trung bình 5 tuần gần đây. Liên tiếp những phiên giá trị giao dịch khớp lệnh trên HOSE xuống dưới ngưỡng 10.000 tỷ đồng, cho thấy sự co cụm phòng thủ của dòng tiền thời điểm cuối năm.
CTCK Asean (Aseansc) dự báo trong phiên giao dịch tới, chỉ số VN-Index có thể giao dịch giằng co trong phiên sáng giữa lực mua tại vùng hỗ trợ 1.000 – 1.005 điểm, và lực bán tại vùng kháng cự 1.010 – 1.015 điểm, trước khi có xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|