Chứng khoán phiên sáng 28/8: Thanh khoản sụt giảm, VN-Index "chờ đợi" kì nghỉ 2/9

(Banker.vn) VN-Index tiếp tục diễn biến quanh mốc 1.190 điểm trong phiên giao dịch hôm nay. Đáng chú ý, dòng tiền có sự sụt giảm so với phiên giao dịch cuối tuần trước.

Màn so găng giữa 2 "phe bò và gấu" tiếp tục thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư trong phiên giao dịch sáng nay với lợi thế hiện đang thuộc về phe "bò". Cụ thể, chốt phiên giao dịch sáng 28/8, sàn HOSE có 316 mã tăng, 77 mã giảm và 138 mã tham chiếu. VN-Index tăng 10,64 điểm, tương đương 0,90% lên vùng 1.194,01 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 380 triệu đơn vị, tổng giá trị gần 8.900 tỷ đồng. Nhóm VN30 diễn biến cùng chiều với chỉ số chung trong phiên sáng khi tăng 11,26 điểm.

Chứng khoán phiên sáng 28/8: Thanh khoản sụt giảm, VN-Index
Thanh khoản phiên giao dịch hôm nay.

Đánh giá một cách tổng quan, VIC, VNM, HPG là 3 cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà tăng của thị trường. Đáng chú ý, VIC là cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm khi đóng cửa phiên sáng cao hơn 2,68% so với phiên tuần trước. Đà tăng của cổ phiếu VIC đã đóng góp hơn 1,6 điểm vào nhịp tăng của thị trường. Trong diễn biến ngược lại, BVH là cổ phiếu duy nhất chìm trong sắc đỏ tuy nhiên đà giảm ko đáng kể.

Tại nhóm đầu tư công, dòng tiền có sự phân hóa tương đối rõ ràng với sắc xanh, đỏ đan xen. Kết phiên sáng, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,.. tiếp tục gặp áp lực chốt lời với đà giảm lên tới 6%. Theo thông báo mới nhất, liên danh VIETUR là đơn vị trúng thầu dự án Sân bay Long Thành.

Diễn biến có phần tích cực hơn nhóm đầu tư công, sắc xanh là màu chủ đạo của nhóm cổ phiếu thép. Ba mã vốn hóa lớn là HPG, HSG, NKG chìm trong sắc xanh với đà tăng trên 2%. Các mã vốn hóa nhỏ như TIS, PAS, TLH,... diễn biến có phần kém tích cực hơn với đà tăng dưới 1%.

Tại nhóm chứng khoán, các mã vốn hóa lớn như VND, FTS, VCI vẫn giữ được diễn biến tích cực, tuy nhiên đà tăng không đáng kể, chưa tới 1%. Chiều ngược lại, các cổ phiếu vốn hóa bé như APG, AAS,.. diễn biến quanh mốc tham chiếu. Cá biệt, APS là cổ phiếu giảm mạnh nhất với mức giảm trên 6%.

Ở nhóm ngân hàng, dòng tiền bắt đầu có sự lan tỏa rõ ràng. Các ngân hàng có vốn hóa nhỏ như EIB, LPB, NAB tiếp tục giữ được sắc xanh, cá biệt EIB và VBB là 2 cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm ngành với đà tăng trên 3,5%. Các mã vốn hóa lớn hơn như CTG, VCB, BID diễn biến tương tự, tuy nhiên đà tăng không đáng kể.

Cuối cùng, dòng tiền tiếp tục thể hiện sự phân hóa tại nhóm BĐS trong phiên sáng nay với sắc xanh, đỏ đan xen. QCG là cổ phiếu tích cực nhất nhóm khi đóng cửa phiên sáng trong sắc tím. Các cổ phiếu như CEO, NHA, DIG, PDR,.. đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ với đà giảm dưới 1%.

Trên sàn HNX, nhịp tăng của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch sáng 28/8, sàn HNX có 71 mã tăng và 76 mã giảm, HNX-Index tăng 0,60 điểm xuống 243,50 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 60 triệu đơn vị, giá trị trên 1.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối trái chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Trên HNX30, HUT là cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm khi đóng cửa trong sắc xanh trên 5%. Diễn biến ngược lại, TNG là cổ phiếu giảm mạnh nhất nhóm khi đóng cửa thấp hơn phiên hôm qua 1,6%.

Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,44 điểm ( +0,48%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 28 triệu đơn vị, giá trị khoảng 352 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR đóng cửa tại mốc 18.500 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 2,3 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp gần 1,4 triệu đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 14.900 đồng.

Thị trường đang trong quá trình dò đáy, thanh khoản sẽ tiếp tục giảm trong tuần mới

Về kỹ thuật, thị trường đã có đỉnh cả về điểm số và thanh khoản, do vậy ở các nhịp hồi như tuần vừa qua ...

Giải ngân thăm dò trước kỳ nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 2/9 đã tới rất gần, tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán cũng biến chuyển rõ rệt, câu ...

VinaCapital: Xuất khẩu phục hồi, lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết sẽ tăng hơn 20% vào 2024

Trong báo cáo vừa công bố, ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital cho rằng, nhu cầu các sản phẩm “Made in ...

Hoàng Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán