Mở cửa phiên sáng ngày 2/10, thị trường chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực từ những thông tin không tích cực ngoài biên giới, VN-Index giảm nhẹ sau khi đã vượt mốc 1.300 điểm trong phiên trước. Áp lực bán tăng cao, đặc biệt tại các nhóm ngành đã tăng mạnh trước đó như chứng khoán (-0,89%), ngân hàng (-0,44%) và bất động sản (-0,73%). Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 214 mã giảm và chỉ 72 mã tăng.
Ngược lại, nhóm dầu khí lại đón dòng tiền tích cực, tăng 0,95%, dẫn đầu toàn thị trường. Các mã nổi bật như PVD (+1,46%), PVS (+1,73%), và PLX (+1,57%) đều ghi nhận mức tăng mạnh nhờ sự hồi phục của giá dầu thô, khi giá dầu WTI tăng 3,59% lên 70,68 USD/thùng trong phiên 1/10. Tuy nhiên, đây vẫn là mức thấp nhất của giá dầu trong 3 năm qua.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng giá trị 150 tỷ đồng, đáng chú ý là PNJ, được mua ròng tới 161 tỷ đồng. Trong khi đó, áp lực bán mạnh vẫn diễn ra tại một số mã lớn như HDB, HPG, FPT, và VPB, khiến VN30-Index mất điểm tương đối lớn.
Tính đến 10h30, VN-Index giảm nhẹ 3,13 điểm, giao dịch quanh mức 1.289 điểm. HNX-Index cũng giảm 0,91 điểm, giao dịch quanh mức 235 điểm. Tổng thể, thị trường tiếp tục trong trạng thái giằng co, với bên bán chiếm ưu thế rõ rệt, khi có tới 370 mã giảm và chỉ 183 mã tăng.
Các cổ phiếu như HDB, HPG, FPT và VPB chịu áp lực bán lớn, khiến VN30-Index mất lần lượt 0,65 điểm, 0,53 điểm, 0,49 điểm và 0,47 điểm. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu ngân hàng bao gồm ACB, STB, VCB và TPB vẫn duy trì đà phục hồi, góp phần nâng đỡ chỉ số với tổng mức đóng góp hơn 1,4 điểm.
Nhóm ngành viễn thông chứng kiến mức giảm mạnh nhất thị trường, với VGI giảm 1,67%, ELC giảm 0,79%, và FOX giảm 0,68%. Nhóm bất động sản cũng không nằm ngoài xu hướng điều chỉnh, với các mã DIG (-1,53%), VHM (-0,92%), và DXG (-1,8%) đều giảm sâu. Tuy nhiên, một số ít mã như NTL (+1,78%) và HDC (+0,19%) vẫn giữ sắc xanh nhưng không đủ sức tạo tác động tích cực lên thị trường.
Ở chiều ngược lại, nhóm năng lượng ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là các mã dầu khí lớn như BSR (+0,41%), PVS (+1,24%), PVD (+0,73%), và PVC (+1,54%). Sự leo thang xung đột tại Trung Đông, khi Iran phóng tên lửa vào Israel, đã khiến giá dầu tăng mạnh, góp phần hỗ trợ nhóm cổ phiếu năng lượng.
Tạm kết phiên sáng 2/10, chỉ số VN-Index giảm 2,82 điểm (-0,22%) xuống còn 1.289,38. Tổng khối lượng giao dịch đạt 387 triệu đơn vị, giá trị 9.259 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 28 mã giảm và 84 mã tăng.
Rổ VN30 cùng chiều với 18 mã giảm, 9 mã tăng và 3 mã tham chiếu. Chỉ số VN30-Index giảm 1,95 điểm (-0,14%) xuống còn 1.356,93 điểm.
Chỉ số HNX-Index giảm 1,08 điểm (-0,46%) còn 234,96 điểm với 48 mã tăng, 83 mã giảm và 49 mã tham chiếu . Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 28,8 triệu đơn vị, giá trị 548 tỷ đồng.
Các cổ phiếu có thanh khoản cao trên 1 triệu đơn vị đều giảm điểm như SHS, CEO, MBS, TIG với mức giảm từ 0,6 – 2,9%. Riêng PVS ngược chiều tăng 1,2% với thanh khoản đạt 2,1 triệu đơn vị.
Chỉ số UPCoM-Index giảm 0,11 điểm (-0,12%) còn 93,17 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 22 triệu đơn vị, giá trị 362 tỷ đồng. Độ rộng thị trường nghiêng khá cân bằng với tỷ lệ mã tăng/mã giảm giá là 109/106
Tâm điểm trên UPCoM là cổ phiếu BSR với thanh khoản đạt 4,9 triệu đơn vị, giá tăng nhẹ 0,4%. Một số mã có mức tăng tích cực như OIL, BCR, VCR, PLX, HBC, DFF.
Chứng khoán tháng 10 dưới góc nhìn của các chuyên gia: Mốc 1.300 là tâm điểm Tháng 10, thị trường chứng khoán dự kiến sẽ phân hóa mạnh khi các doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý III. Những ... |
Cổ phiếu dầu khí ngát xanh sau thông tin mới về dự án tỷ đô thuộc Lô B-Ô Môn Nhóm cổ phiếu dầu khí tăng mạnh đầu phiên 2/10, với thông tin tích cực từ dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV. ... |
Thông tư 68 có thực sự là chìa khóa để thị trường chứng khoán Việt Nam nâng hạng? Thông tư 68 đang được kỳ vọng là yếu tố quan trọng giúp thị trường chứng khoán Việt Nam nâng hạng lên Thị trường mới ... |
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|