Thị trường chứng khoán ngày 9/3/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều |
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/3, sàn HOSE có 271 mã tăng và 118 mã giảm, VN-Index tăng 6,77 điểm (+0,65%), lên 1.055,95 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 609 triệu đơn vị, giá trị 10.729,3 tỷ đồng, tăng hơn 19% về khối lượng và 25% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 51,3 triệu đơn vị, giá trị 1.123 tỷ đồng.
Sau phiên lật kèo tăng tốt hôm qua, VN-Index vững đà tăng vượt cản 1.050 điểm |
Những cái tên nổi bật trong phiên hôm nay phải kể đến VJC, khi cùng nhóm cổ phiếu cùng ngành tăng tốc lên +3,6% lên 101.800 đồng.
Ngoài ra là GVR, khi là cổ phiếu có mức tăng tốt nhất trong rổ VN30 với mức tăng 4,5% lên 15.150 đồng. STB tăng mạnh, có thời điểm chạm giá trần và đóng cửa còn +4,5% lên 26.500 đồng, khớp lệnh tới hơn 42,57 triệu đơn vị, cao nhất thị trường và bỏ xa phần còn lại. Hai cổ phiếu ngân hàng theo ngay sau với VIB +2,4% lên 21.200 đồng, TPB +2,3% lên 24.500 đồng.
Các chỉ số chính thị trường đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/3 (Nguồn: SSI) |
Các cổ phiếu lớn dù có mức tăng khiêm tốn, nhưng cũng là lực đẩy đối với chỉ số với PLX, MSN, GAS, VCB, FPT, MWG, TCB…với mức tăng từ 0,3% đến 1,8%.
Giảm điểm không mã nào quá 1%, với NVL, VRE mất 0,9%, BID -0,7%, BCM -0,6%, HDB -0,5%, trong khi VNM, VIC, SSI, SAB, HPG và CTG đứng giá tham chiếu.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các cổ phiếu đáng chú ý nhất vẫn là HVN ở nhóm ngành hàng không, khi giữ vững mức giá trần tại 13.300 đồng, khớp hơn 1,13 triệu đơn vị và còn dư mua trần hơn 2,85 triệu đơn vị, cổ phiếu AST để mất sắc tím nhưng vẫn còn +5,5% lên 56.000 đồng, SGN +3,6% lên 68.900 đồng…
Nhóm cổ phiếu du lịch, dịch vụ giải trí có liên quan cũng được hưởng lợi từ việc Trung Quốc thông báo đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm mở cửa du lịch theo đoàn đợt hai, từ ngày 15/3, với DAH, SKG, VNG tăng kịch trần, YEG +4,7% lên 11.250 đồng, TCT +3,1% lên 31.900 đồng…
Nhóm cổ phiếu nông nghiệp, dịch vụ, bán lẻ trong phiên sáng tăng tốt tiếp tục đứng vững, với đầu tàu DGW đã tăng trần lên 37.250 đồng, DBC +5,6% lên 14.250 đồng, HAP +5,3% lên 4.390 đồng, BAF +4,1% lên 21.450 đồng, HAG +3,4% lên 7.810 đồng, PAN +3,1% lên 16.700 đồng, TSC +2,7% lên 3.800 đồng…
Một vài cổ phiếu đơn lẻ ở nhóm bất động sản, xây dựng, dịch vụ khác có mức tăng vượt trội như EVG tăng trần +6,9% lên 3.560 đồng, GEX +5% lên 12.500 đồng, ACC +4,9% lên 16.100 đồng, HDC +4,1% lên 31.800 đồng, ITA +3,9% lên 4.300 đồng, CTD +3,7% lên 38.150 đồng...
Cũng như cuối phiên sáng, lực cung giá thấp hầu như không xuất hiện, nên gần như không có cổ phiếu nào giảm quá sâu khi đóng cửa, ngoài một vài cái tên như SII -6,7%, SRC -6,5%, BBC -6,3%, UDC -5,3%...nhưng thanh khoản chỉ ở mức thấp.
Cũng mang sắc đỏ, nhưng với thanh khoản cao gồm chủ yếu là các cổ phiếu bất động sản, công ty chứng khoán KBC, KHG, SCR, VCI, VCG, HHV, HCM, DIG, LCG...cùng NKG ở nhóm thép và PVD ở nhóm dầu khí, trong khi đó, IJC, HQC, DXG, VND và HSG đứng giá tham chiếu, khớp lệnh từ hơn 2,65 triệu đến hơn 17,7 triệu đơn vị, riêng HSG khớp 27,8 triệu đơn vị, chỉ đứng sau STB trên sàn.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng có nhịp bật lên sau hơn 1 giờ giao dịch trở lại của phiên chiều và cũng hạ độ cao ở những phút cuối. Đóng cửa, sàn HNX có 95 mã tăng và 64 mã giảm, HNX-Index tăng 0,35 điểm (+0,17%), lên 209,03 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 55 triệu đơn vị, giá trị 844,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 1,88 triệu đơn vị, giá trị 33,7 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index rung lắc, giằng co nhẹ ở ngay trên tham chiếu trong suốt cả phiên và đóng cửa nhích nhẹ. Chốt phiên, UpCoM-Index tăng 0,11 điểm (+0,15%), lên 76,6 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 23,39 triệu đơn vị, giá trị 283,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,3 triệu đơn vị, giá trị 71,4 tỷ đồng.
Khối ngoại hôm nay có phiên mua ròng thứ ba liên tiếp với giá trị đạt mức gần 190 tỷ đồng. Trong đó, HSG (+65,37 tỷ) và SSI (+55,63 tỷ) là hai cổ phiếu được tham gia mua tích cực nhất toàn thị trường. Bên cạnh đó còn có một số cái tên đáng chú ý khác như POW (+39,06 tỷ), HPG (+37,46 tỷ) hay VRE (+29,81 tỷ). Ở chiều hướng bán ròng, DCM (-63,86 tỷ) và VCB (-38,81 tỷ) là hai cái tên bị bán ra mạnh nhất trong phiên hôm nay.
Trong khi khối ngoại tiếp tục mua ròng thì khối tự doanh bán ròng ngược trở lại với giá trị vào khoảng hơn 200 tỷ đồng. Những cổ phiếu bị bán ra nhiều nhất trong ngày hôm nay bao gồm STB (-31,29 tỷ), HPG (-25,78 tỷ), VPB (-25,24 tỷ) và FPT (-22,30 tỷ). Ở chiều hướng ngược lại, quỹ ETF DCVFMVN30 (+33,80 tỷ) là cái tên duy nhất đáng chú ý trong phiên hôm nay.
Chứng khoán Bản Việt (VCSC) chốt tỷ lệ cổ tức năm 2022, đặt mục tiêu lãi 1.000 tỷ đồng trong năm nay Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC, HOSE: VCI) vừa tài liệu Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023, tổ chức ngày ... |
Quá khó để dò đáy VN-Index, chiến lược phòng thủ vẫn được ưu tiên? Theo vị chuyên gia chứng khoán, việc dự đoán hiện tại còn quá khó bởi biến động ngắn hạn rất mạnh, chỉ có thể phù ... |
Chứng khoán Maybank gợi ý 5 mã cổ phiếu triển vọng tháng 3 Chứng khoán Maybank định giá thị trường vẫn ở mức hấp dẫn và đang mang đến cơ hội mua tốt cho các khoản đầu tư ... |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|