Chứng khoán phiên chiều 16/5: Cầu mạnh ngày đáo hạn phái sinh, VN-Index bứt phá

(Banker.vn) Tâm lý e dè, thận trọng không xuất hiện trong phiên đáo hạn phái sinh hôm nay, thị trường chứng khoán đồng loạt tăng mạnh, VN-Index bứt tốc bỏ xa mốc 1.250...

Dù là phiên đáo hạn phái sinh, thế nhưng tâm lý thị trường lại dường như không hề có chút gì thận trọng, nhà đầu tư đồng loạt mở lệnh mua chủ động từ khá sớm, giúp bảng điện tử khởi sắc với sắc xanh áp đảo.

Đóng cửa phiên 16/5, sàn HOSE có tới 300 mã tăng và 129 mã giảm, VN-Index tăng mạnh 14,39 điểm (+1,15%), lên 1.268,78 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 885 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt hơn 22,6 nghìn tỷ đồng.

Chứng khoán phiên chiều 16/5: Cầu mạnh ngày đáo hạn phái sinh, VN-Index bứt phá
Các chỉ số chính thị trường đóng cửa phiên giao dịch 16/5

Tại nhóm VN30, những mã tăng tốt nhất đều là các cổ phiếu ngân hàng, với CTG dẫn đầu với mức tăng 2,36% lên 33.200 đồng, TCB +3,74% lên 49.900 đồng, BID +2,06% lên 49.600 đồng, STB +2,16%, MBB +2,17%. Các nhà băng còn lại như VCB, SHB, VPB, ACB, TPB... cũng tăng đâu đó trên dưới 1%. Thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngân hàng phiên này cũng nổi bật, thuộc top dẫn đầu về khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE.

VN-Index tăng mạnh phiên hôm nay không thể không kể đến công của các bluechip khác dù mức tăng không quá nhiều, đáng chú ý có FPT tăng xấp xỉ 1% lên 135.400 đồng.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, dù sắc xanh cũng áp đảo, nhưng mức tăng là không quá nhiều, phần lớn các mã chỉ tăng trên dưới 1%. Cá biệt có CIG tăng trần lên 5.000 đồng/cổ phiếu hay TV2 "tím lịm" +6,95% lên 39.250 đồng, các mã tăng tốt khác còn có SAM +6,29% lên 7.600 đồng, , HAX +2,63% lên 15.600 đồng.

Trên sàn HNX, áp lực bán là có, nhưng lực cầu tích cực đã giúp chỉ số chính sàn Hà Nội giữ được sắc xanh. Chốt phiên, sàn HNX có 113 mã tăng và 73 mã giảm, HNX-Index tăng 1,24 điểm (+0,52%), lên 240,02 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 101 triệu đơn vị, giá trị giao dịch hơn 2,2 nghìn tỷ đồng.

Đa số các mã lớn trên HNX đều tăng, với PVS +4,59% lên 45.600 đồng, khớp lệnh đáng kể với hơn 10 triệu cổ phiếu, PVB tăng 4,79% lên 30.600 đồng, PVC tăng 3,97% lên 15.700 đồng. Các cổ phiếu CEO, HUT, TNG nhích loanh quanh 2%.

Đáng chú ý có SHS tuy đứng giá tham chiếu nhưng khối lượng khớp lệnh cao nhất toàn sàn với hơn 20 triệu cổ phiếu được "sang tay".

Ở chiều ngược lại, hôm nay bộ 3 nhà APEC đã chịu chung cảnh giảm điểm, tuy nhiên mức giảm cũng không quá tiêu cực.

Trên UPCoM, chỉ số UpCoM-Index đã hạ nhiệt về cuối phiên, nhưng sắc xanh cũng vẫn còn đó. Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,60 điểm (+0,65%), lên 92,70 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 60 triệu đơn vị, giá trị giao dịch hơn 882 tỷ đồng.

Trên UPCOM, sự chú ý vẫn đổ vào cổ phiếu AAH, nhưng không còn là sắc tím như các phiên trước, thay vào đó là cảnh bán tháo, khiến thị giá giảm sàn -14,49% xuống 5.900 đồng, khớp lệnh cao nhất UpCoM 7,1 triệu đơn vị.

Được biết, đầu năm 2024, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên (11/1) của 117,9 triệu cổ phiếu AAH trên sàn UPCoM, giá tham chiếu trong ngày đầu tiên giao dịch là 9.000 đồng/cổ phiếu. Ngay trong phiên "chào sàn", cổ phiếu AAH đã nhanh chóng tăng hết biên độ lên mức 13.800 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị vốn hóa là 1.627 tỷ đồng.

Niềm vui chưa dừng lại ở đó, giá cổ phiếu AAH tiếp tục tăng trần 3 phiên sau đó. Kết phiên ngày 16/1, AAH đạt mức 20.800 đồng/cp, tăng 110% so với phiên chào sàn, với khối lượng trong phiên tăng đột biến lên hơn 9 triệu cổ phiếu.

Tuy nhiên, "niềm vui ngắn chẳng tày gang", sau phiên thăng hoa nói trên, cổ phiếu AAH bắt đầu chuỗi ngày "rơi tự do", khiến thị giá rơi xuống vùng "trà đá" như hiện tại.

Trở lại với thị trường UPCOM phiên hôm nay, ngược chiều AAH, PIV lại tăng trần +11,54% lên 2.900 đồng, khớp lệnh đạt gần 1 triệu đơn vị. MSR cũng đáng chú ý khi cũng đã có lúc tăng trần, trước khi kết phiên còn tăng 10,18% lên 18.400 đồng/cổ phiếu.

Nhận định về thị trường phiên hôm nay, Chứng khoán DSC cho rằng tuy dòng tiền cũng dần lan tỏa sang nhóm cp thị trường, nhưng ở trạng thái tâm lý nghi ngờ vẫn còn đó.

Về mặt kỹ thuật, có 3/5 tiêu chí kỹ thuật ở trạng thái tích cực. Nếu 1 trong 2 điều kiện độ biến động thu hẹp hoặc dòng tiền mạnh mẽ hơn thì trạng thái kỹ thuật sẽ đạt tiêu chuẩn.

DSC khuyến nghị nhà đầu tư trung-dài hạn ưu tiên cầm tiền, đây chưa phải thời điểm mua lý tưởng. Bất chấp việc VNI có thể mạnh thêm nữa thì cơ hội mua vẫn chưa phù hợp.

Với nhà đầu tư ngắn hạn, tạm thời dừng việc mua mới, chỉ giữ lại những cp thực sự khỏe đang có lãi, cp nào đang lỗ thì phải canh xử lý vì nhiều khả năng đó là cổ phiếu yếu.

Nhận định chứng khoán phiên 16/5: Tăng tốc bỏ xa mốc 1.250?

Biên độ tăng điểm tốt, đi kèm với đó là thanh khoản trong phiên hôm nay cũng rất khởi sắc vượt mức (+5,57%) trung bình ...

Cổ phiếu HPG lên đỉnh 2 năm, Hòa Phát thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán

Với việc thị giá cổ phiếu HPG bứt phá lên vùng đỉnh 2 năm, giá trị vốn hoá của Tập đoàn Hòa Phát hiện chỉ ...

Chứng khoán phiên sáng 16/5: Cổ phiếu ngân hàng tỏa sáng kéo VN-Index tăng vọt

Thị trường chứng khoán phiên sáng 16/5 mở gap tăng hơn 10 điểm trước phiên đáo hạn phái sinh, nhà đầu tư mở lệnh mua ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục