Thị trường chứng khoán ngày 14/4/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều |
Dù phần lớn thời gian của phiên sáng ngày 14/4 giao dịch trong biên độ hẹp trên mốc tham chiếu, nhưng áp lực bán gia tăng về cuối phiên khiến thị trường trở lại kịch bản cũ, chỉ số VN-Index quay đầu điều chỉnh với sắc đỏ chiếm ưu thế hơn trên bảng điện tử. Tuy nhiên, điểm tích cực vẫn là lực cầu khá tốt đã giúp chỉ số chung không giảm quá sâu.
Đóng cửa phiên giao dịch ngay 14/4, VN-Index giảm 11,41 điểm (-1,07%), xuống 1.052,89 điểm với 95 mã tăng, trong khi có tới 303 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 671,5 triệu đơn vị, giá trị 11.351,6 tỷ đồng, cùng tăng hơn 17% cả về khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 62,05 triệu đơn vị, giá trị 1.342,17 tỷ đồng.
Điểm tích cực vẫn là lực cầu khá tốt đã giúp chỉ số chung không giảm quá sâu |
Nhóm VN30 chỉ còn 3 mã giữ được sắc xanh là HPG tăng 1%, VRE tăng 0,7% và VCB tăng nhẹ 0,2%, cùng 3 mã là ACB, FPT và TPB đứng giá tham chiếu, trong khi có tới 24 mã giảm.
Ở chiều ngược lại, hầu hết các cổ phiếu đều giảm hơn 1%, trong đó cổ phiếu ngân hàng TCB vẫn là mã dẫn đầu khi để mất 4,3%, xuống mức giá thấp nhất trong ngày 28.900 đồng/CP; các mã giảm sâu khác như PDR giảm 4,3%, GVR giảm 4,1%...
Xét về nhóm ngành, nhóm bất động sản chịu áp lực bán tháo khá mạnh khi hàng loạt mã đóng cửa giảm sàn như KBC, DIG, DXG, SCR, NLG, HDC, NTL, IJC, TDC… Trong đó, DIG và DXG thuộc top 5 thanh khoản cao nhất thị trường với gần 40,2 triệu đơn vị khớp lệnh và 28,52 triệu đơn vị khớp lệnh. Ngoài ra, các mã khác trong ngành cũng giảm sâu trên 5-6% như LDG, SZC, NBB, KHG, DPG…
Các chỉ số chính thị trường đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/4 (Nguồn: SSI) |
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng hầu hết đều chuyển đỏ, như SHB giảm 1,7%, STB giảm 2,8%, MBB giảm 1,3%, VIB giảm 1,7%... Trong đó, SHB vẫn có thanh khoản tốt nhất thị trường với hơn 50 triệu đơn vị khớp lệnh.
Nhóm cổ phiếu song hành cùng thị trường là chứng khoán cũng nới rộng đà giảm mạnh khi nhiều mã kết thúc phiên ở mức giá thấp nhất trong ngày như VND giảm 2,3%, VIX giảm 5,1%, HCM giảm 1,8%, VDS giảm 2,9%, VCI giảm 2,8%, SSI giảm 2,5%...
Nhóm cổ phiếu thủy sản cũng “nguội” hơn với VHC chỉ còn tăng 2,1%, CMX tăng 2%, ACL tăng 1,3%, thậm chí một số mã như DAT giảm 1%, IDI giảm 1,3%...
Trên sàn HNX, áp lực gia tăng trong thời gian cuối phiên cũng khiến HNX-Index giảm sâu. Đóng cửa, HNX-Index giảm 2,59 điểm (-1,23%), xuống 207,25 điểm với 57 mã tăng, trong khi có tới 121 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 109,45 triệu đơn vị, giá trị 1.542,54 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,29 triệu đơn vị, giá trị 43,5 tỷ đồng.
Cũng như sàn HOSE, trong rổ HNX30 cũng chỉ có 3 mã là TDT, THD, PLC tăng nhẹ trên dưới 0,5%; trong khi có tới 23 mã giảm. Các mã trong rổ bluechip giảm sâu như DDG giảm sàn, CEO giảm 7,2% xuống mức thấp nhất ngày 23.100 đồng/CP, L14 giảm 6%, L18 giảm 5%...
Xét về nhóm ngành, các cổ phiếu chứng khoán đua nhau giảm sâu, trong đó SHS giảm 1,9% xuống 10.100 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh lớn nhất thị trường, đạt 35,06 triệu đơn vị; MBS giảm 1,8%, APS giảm 3,2%...
Bên cạnh CEO, các cổ phiếu bất động sản khác cũng nới rộng đà giảm như IDC giảm 2,1%, API giảm 5,8%, MBG giảm 5,5%, IDJ giảm 6,8%...
Trên UPCoM, thị trường cũng giảm sâu hơn. Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,66 điểm (-0,83%) xuống 78,69 điểm với 126 mã tăng và 174 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 48,27 triệu đơn vị, giá trị 449,13 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,95 triệu đơn vị, giá trị 23,6 tỷ đồng.
Top 5 cổ phiếu dẫn đầu thị trường đều biến động không mấy tích cực khi kết phiên tại vùng giá thấp trong ngày. Trong đó, BSR dẫn đầu khi khớp 7,36 triệu đơn vị, kết phiên giảm 4,1% xuống 16.3000 đồng/CP; tiếp theo là C4G giảm 4,8% xuống 2.500 đồng/CP và khớp 4,75 triệu đơn vị; PVX giảm 3,8% và khớp 3,28 triệu đơn vị; SBS giảm 3,3% và khớp 3,19 triệu đơn vị, DCS đứng giá tham chiếu và khớp 1,98 triệu đơn vị.
Một số mã đáng chú ý thuộc về rổ vừa và nhỏ như ACM và DPS đóng cửa tại mức giá trần với khối lượng giao dịch cùng đạt hơn 1 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều đóng cửa giảm theo thị trường cơ sở. Trong đó, hợp đồng đáo hạn tháng 4 là VN30F2304 giảm 6,9 điểm (-0,6%), xuống 1.063,1 điểm với 209.116 hợp đồng được giao dịch. Khối lượng mở 54.744 hợp đồng.
Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ cũng chiếm ưu thế, trong đó CHPG2306 dẫn đầu thanh khoản khi khớp 1,2 triệu đơn vị, kết phiên giảm 1% xuống 1.010 đồng/CQ. Tiếp theo là CMWG2302 khớp 1,17 triệu đơn vị, kết phiên giảm 5,9% xuống 320 đồng/CQ.
Khối ngoại hôm nay đã có phiên bán ròng thứ bảy liên tiếp với giá trị vào khoảng hơn 200 tỷ đồng. Trong đó, STB (-45,93 tỷ), VND (-38,88 tỷ) và VNM (-35,34 tỷ) là những cổ phiếu bị bán ra mạnh nhất toàn thị trường. Ở chiều hướng ngược lại, VRE (+26,42 tỷ) và PNJ (+25,00 tỷ) là hai cổ phiếu duy nhất đáng chú ý.
Khối tự doanh hôm nay mua ròng trở lại với giá trị đạt mức hơn 20 tỷ đồng. Trong đó, DGC (+17,29 tỷ), HPG (+12,91 tỷ) và MWG (+8,11 tỷ) là những cổ phiếu được tham gia mua ròng tích cực nhất trong ngày hôm nay. Ở chiều hướng bán ròng, VIC (-7,91 tỷ) là cổ phiếu duy nhất đáng chú ý.
Chứng khoán phiên sáng 14/4: NVL và LDG bớt "sóng gió", VN-Index biến động nhẹ Thị trường chứng khoán phiên sáng ngày 14/4 phân hóa trong biên độ hẹp. Chỉ số VN-Index vẫn biến động nhẹ quanh vùng giá 1.065 ... |
Tìm hiểu về Volume trong chứng khoán, cách sử dụng Volume hiệu quả trong chứng khoán Volume có thể giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng giá, theo quy luật cung cầu nếu cung thấp hơn cầu thì giá ... |
Thị trường chứng khoán ngày 14/4/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ... |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|