Chứng khoán Mỹ tiếp tục tụt dốc trong ngày thứ Sáu

(Banker.vn) Chứng khoán Mỹ tiếp tục trượt dốc khi đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu, khép lại một tuần đầy thách thức đối với các nhà đầu tư khi chỉ số S&P 500 sụt giảm ở bốn trong năm phiên giao dịch.

Khi tiếng chuông đóng cửa vang lên ở Phố Wall, cả ba chỉ số chính đều giảm, trong đó S&P 500 giảm 0,7%, Dow Jones giảm 0,9% và Nasdaq giảm 0,7%.

Xét theo đơn vị tuần, S&P 500 giảm 3,4% trong khi chỉ số Dow Jones giảm 2,8%. Nasdaq cũng giảm 4%. Sự sụt giảm trong tuần này của S&P 500 và chỉ số Dow Jones là mạnh nhất kể từ cuối tháng Chín.

Phiên giao dịch ngày thứ Sáu chứng kiến rất nhiều mã cổ phiếu ở trạng thái giằng co với số lượng lớn lệnh đặt bán ra những cũng có thêm rất nhiều nhà đầu tư mua vào.

Dữ liệu về giá sản xuất được công bố trong báo cáo vào sáng thứ Sáu khiến hợp đồng tương lai sụt giảm trước khi có thông tin tích cực hơn về tâm lý người tiêu dùng khiến thị trường hưng phấn vào giữa buổi sáng.

Báo cáo giá sản xuất tháng 11 cho thấy giá cơ sở tăng 0,3% so với tháng trước và 0,4% trên cơ sở "cốt lõi", không bao gồm thực phẩm và năng lượng. Con số này cao hơn so với mức kỳ vọng của các nhà kinh tế là 0,2%. So với năm trước, giá sản xuất đã tăng 7,4%.

Nếu như báo cáo giá tiêu dùng trong tháng 10 cho thấy một số áp lực lạm phát giảm bớt, dữ liệu hôm thứ Sáu cho thấy giá bán buôn vẫn tăng và chỉ ra rằng lạm phát vẫn vững chắc hơn trong những tháng tới so với dự đoán trước đó của các nhà đầu tư. Dữ liệu tiếp theo về giá tiêu dùng sẽ được công bố vào sáng thứ Ba tới đây.

"Mặc dù chỉ số PPI toàn phần tăng nhanh hơn dự kiến trong tháng 11, nhưng mức tăng hàng tháng giảm mạnh so với một năm trước. Đây là bằng chứng thể hiện việc lạm phát hạ nhiệt trong tháng thứ năm liên tiếp. Dữ liệu này có thể không ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của Fed vào tuần tới, khi nhà đầu tư kỳ vọng một cuộc Tăng lãi suất 50 điểm cơ bản", Matthew Martin, nhà kinh tế Hoa Kỳ tại Oxford Economics cho biết.

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tụt dốc trong ngày thứ Sáu
Báo cáo tài chính quý ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ

Ở một diễn biến khác trên lịch dữ liệu kinh tế, nhà đầu tư đã có thêm những thông tin tích cực. Báo cáo từ Đại học Michigan trong tháng 12 ghi nhận 59,1 điểm về chỉ số tâm lý tiêu dùng, tốt hơn mức 56,8 dự kiến và 57 được báo cáo vào cuối năm ngoái.

Joanne Hsu, giám đốc cuộc khảo sát người tiêu dùng cho biết: “Mức tăng trong chỉ số cảm xúc đã được nhìn thấy ở nhiều nhóm nhân khẩu học, với mức tăng đặc biệt lớn đối với các gia đình có thu nhập cao và những người có lượng cổ phiếu nắm giữ lớn, vốn được hỗ trợ bởi sự gia tăng gần đây trên thị trường tài chính”.

Giá dầu cũng tiếp tục là tâm điểm của các nhà đầu tư, với dầu thô WTI vào thứ Sáu ổn định ở mức 71,40 USD, mức thấp mới cho năm 2022.

Các cổ phiếu có biến động lớn vào thứ Sáu bao gồm lululemon (LULU), cổ phiếu của nhà bán lẻ quần áo thể thao này giảm hơn 12% sau khi công ty đưa ra báo cáo tài chính cho quý hiện tại dưới mức ước tính. Tuy nhiên, công ty cho biết doanh số cả năm sẽ vượt xa dự báo trước đó.

Cổ phiếu của hang điện toán đám mây Docusign (DOCU) đã tăng hơn 12% vào thứ Sáu sau khi công ty báo cáo kết quả cuối ngày thứ Năm tốt hơn mong đợi. DocuSign là một trong những người chiến thắng lớn nhất trong đợt phục hồi thị trường sau đại dịch COVID-19. Cổ phiếu công ty này đã giảm hơn 70% từ đầu năm đến nay trước khi có kết quả quý với nhiều thông tin tích cực vào thứ Năm.

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau loạt dữ liệu kinh tế được công bố

Chứng khoán Mỹ sụt giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai khi các nhà đầu tư xem xét dữ liệu kinh tế mới được ...

Chứng khoán Mỹ ngày 7/12: Nasdaq liên tiếp sụt giảm, cổ phiếu Apple là gánh nặng

Thị trường chứng khoán Mỹ đã đóng cửa ngày thứ tư với một phiên giao dịch đầy biến động, khi các nhà đầu tư cố ...

Chứng khoán Mỹ ngày 8/12: Sắc xanh trở lại kết thúc chuỗi phiên giảm điểm

Các chỉ số Chứng khoán Mỹ bật tăng vào phiên ngày thứ Năm (8/12), kết thúc xu hướng giảm điểm liên tục kéo dài từ ...

Hoàng Việt

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán