Cụ thể, chỉ số Dow Jones tăng 197 điểm, tương đương 0,55%, và đóng cửa ở gần 35.951 điểm. S&P 500 thêm 0,62% và kết phiên ở đỉnh lịch sử 4.726 điểm. Chỉ số nặng về công nghệ Nasdaq Composite tăng 0,85% lên 15.653 điểm.
Sắc xanh lan tỏa rộng khắp thị trường, nhưng thanh khoản tương đối thấp trước kỳ nghỉ Giáng sinh. Cổ phiếu ngân hàng diễn biến khả quan cùng với các cổ phiếu công nghệ như Microsoft và Nvidia.
CNBC dẫn lời ông Jim Paulsen, Giám đốc chiến lược đầu tư của Leuthold Group, nhận định: "Đa phần đà hồi phục của thị trường cổ phiếu tuần này là do nhà đầu tư đã lo sợ quá đà trong tuần trước và nhiều người thở phào nhẹ nhõm vì đợt bán tháo cuối cùng đã kết thúc. Một khi thị trường đi lên, những người bắt đáy không muốn bỏ lỡ đợt tăng giá cuối năm đã lao vào mua".
Tâm lý nhà đầu tư được cải thiện nhờ các nghiên cứu ở Anh, Scotland và Nam Phi cho thấy Omicron gây rủi ro nhập viện thấp hơn nhiều so với các biến thể COVID-19 trước như Delta.
Tính chung cả tuần qua, Dow Jones tăng 1,6%, S&P 500 và Nasdaq vọt lên lần lượt 2,3% và 3,2%. Ngày thứ Sáu (24/12), thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Giáng sinh.
Các cổ phiếu phụ thuộc vào quá trình tái mở cửa như hàng không, khách sạn và du thuyền là nhóm tăng mạnh nhất tuần này. Carnival Cruise Line đi lên gần 16%, Hilton Worldwide tăng 9,8% trong tuần qua.
Về số liệu vĩ mô, Bộ Lao động Mỹ sáng 23/12 cho biết số người xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước là 205.000, khớp với dự báo của các nhà kinh tế do Dow Jones khảo sát và tương đương với tuần trước đó.
Số đơn đặt hàng lâu bền tháng 11 tăng 2,5% lên 268,3 tỷ USD, cao hơn kỳ vọng 1,5% của Dow Jones. Thu nhập và chi tiêu cá nhân tháng 11 đều đi lên.
Tuy nhiên, lạm phát vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (Core PCE) tháng 11 tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 4,5% mà các nhà kinh tế dự báo. Core PCE là thước đo lạm phát được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ưa thích sử dụng khi ra quyết định về chính sách tiền tệ.
Trong nước, Kết thúc phiên giao dịch hôm nay (23/12) chỉ số VN-Index giảm 20,71 điểm (-1,4%) xuống 1.456,96 điểm. Toàn sàn có 141 mã tăng, 335 mã giảm và 36 mã đứng giá. Chỉ số HNX-Index giảm 10,49 điểm (-2,32%) xuống 442,61 điểm. Toàn sàn có 91 mã tăng, 156 mã giảm và 41 mã đứng giá. UPCOM-Index giảm 1,40 điểm (-1,26%) xuống 109,53 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức rất cao với giá trị giao dịch (bao gồm thỏa thuận) trên cả 3 sàn đạt xấp xỉ 53.000 tỷ đồng, con số kỷ lục từ trước tới nay. |
Hoàng Quyên
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|