Mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 19/2, cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HOSE: GVR) nhanh chóng áp sát mốc tăng trần với việc tăng hơn 5%, đưa thị giá lên cao nhất kể từ tháng 5/2022 với 28.000 đồng/cổ phiếu.
GVR cũng đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần qua (16/2) trong sắc tím với 7,6 triệu cổ phiếu được sang tay, cũng là mức thanh khoản ghi nhận cao nhất kể từ giữa tháng 5/2023.
Trong rổ VN30, GVR cũng là mã tăng giá mạnh nhất kể từ đầu tháng 11 năm ngoái (+66%), cao hơn mức tăng 25-50% của nhóm cổ phiếu trụ cột TCB, HDB, LPB, CTG, MBB, ACB trong cùng thời điểm.
Trên đồ thị kỹ thuật, động lực tăng giá của cổ phiếu GVR 3,5 tháng qua có dấu ấn không nhỏ từ sự nhập cuộc trở lại của các dòng tiền lớn. Đồ thị giá hiện đang trong kênh tăng ngắn trung hạn (vượt các đường MA50-200 vùng 20.x-22.x). Tuy nhiên, chỉ báo RSI hiện đã chạm mức 80 điểm và duy trì trạng thái quá mua là yếu tố nhà đầu tư cần cân nhắc.
Diễn biến giá cổ phiếu GVR |
Đà tăng của cổ phiếu GVR diễn ra trong bối cảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp có phần khởi sắc cũng như triển vọng của nhóm bất động sản khu công nghiệp đang được đánh giá tương đối sáng trong năm 2024.
Kết thúc quý IV/2023, doanh thu bán hàng của GVR đạt 7.606,7 tỷ đồng, giảm 16,7% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu mủ cao su vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 80% tổng doanh thu, đạt 6.080 tỷ đồng, giảm 19,9%. Đáng chú ý, trong quý, doanh thu sản phẩm từ cao su của GVR ghi nhận tăng 168 tỷ đồng so với quý 4/2022, tương ứng đạt 131,2 tỷ đồng (cùng kỳ -36 tỷ đồng).
Doanh thu thuần của GVR đạt 7.591,1 tỷ đồng, giảm 16,7% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán của GVR trong quý đạt 5.988 tỷ đồng, giảm 17,4% qua đó kéo theo lợi nhuận gộp của doanh nghiệp chỉ đạt 1.603 tỷ đồng, giảm 14,2%. Tại một diễn biến khác, doanh thu hoạt động tài chính trong quý ở mức 351,4 tỷ đồng, tăng 43%.
Trong đó, lãi tiền gửi, tiền cho vay tăng 43%. Chi phí tài chính lại giảm 41%, còn 131,3 tỷ đồng. Chi phí khác của GVR quý IV/2023 giảm tới 67%, còn 104,4 tỷ đồng; trong đó các khoản khác giảm từ 319 tỷ đồng xuống 89 tỷ đồng, khoản chi phí này của doanh nghiệp không ghi nhận thông tin giải trình chi tiết tại báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023.
Chi phí khác giảm đã góp phần đưa lợi nhuận sau thuế quý 4/2023 của GVR đạt mức 1.416,1 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2023, GVR thu về 22.079 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 13% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.369,9 tỷ đồng, giảm 29,8%.
Đánh giá về cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng gần 31% trong cơ cấu tài sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, tương ứng 24.185 tỷ đồng, tăng 735 tỷ đồng so với đầu kỳ. Phần lớn trong số này là tiền, các khoản tương đương tiền và đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn dưới hình thức tiền gửi ngân hàng. Cụ thể, tại ngày 31/12/2023, tập đoàn có 5.677 tỷ đồng tiền các khoản tương đương tiền (trong đó chỉ 155 tỷ đồng tiền mặt, còn lại là tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn), tăng gần 30% so với đầu kỳ. Tập đoàn đang có hơn 11.225 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn ngắn tại ngân hàng.
Trong báo cáo cập nhật, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng việc khu công nghiệp Nam Tân Uyên 3 (nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bình Dương) được giao đất vào cuối tháng 5/2023 đã tạo dư địa tăng trưởng trong ngắn và trung hạn cho GVR.
KBSV dự kiến, khu công nghiệp Nam Tân Uyên 3 có thể bắt đầu ghi nhận doanh thu từ 2024 với dòng tiền khoảng hơn 600 tỷ đồng/năm và lợi nhuận sau thuế khoảng 400 tỷ đồng/năm đến 2027-2028 sau khi được đưa vào khai thác.
Bên cạnh đó, việc đẩy nhanh các kế hoạch mở rộng gối đầu quỹ đất khu công nghiệp của GVR kỳ vọng sẽ sớm cải thiện được tình trạng thiếu cung do thủ tục pháp lý chậm trễ của GVR nói riêng và của ngành nói chung, tạo nguồn cung mới liên tục, tăng lợi nhuận từ mảng khu công nghiệp (có biên gộp cao nhất của tập đoàn).
Với hoạt động kinh doanh cốt lõi mảng cho thuê khu công nghiệp đến 2025, GVR đặt mục tiêu chuyển đổi đất cho ít nhất 2.900ha. GVR cũng dồn lực tập trung đẩy nhanh tiến độ cho 8 khu công nghiệp - có thể đưa vào khai thác bắt đầu từ năm 2024.
Nhận định chứng khoán phiên 19/2: Đứng trước cơ hội chinh phục mốc 1.250 điểm Thị trường chứng khoán trong nước đã quay lại giao dịch bình thường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài. Mặc dù tuần qua chỉ ... |
Thị trường chứng khoán ngày 19/2/2024: Thông tin trước giờ mở cửa Khai xuân thuận lợi, VN-Index lấy lại mốc quan trọng 1.200 điểm; Cổ phiếu PEG nối dài chuỗi ngày bị cảnh báo; Trần Phú Cable ... |
Thị giá DDG "lao dốc" thẳng đứng, Indochine IMEX đang hứng chịu "làn sóng" thoái vốn Trong vòng 1 tháng gần đây, 3 thành viên HĐQT của Indochine IMEX có động thái thoái vốn tại doanh nghiệp này với tổng cộng ... |
Linh Đan
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|