Chiến sự Nga-Ukraine ngày 3/7/2024: Lý do phương Tây cần leo thang xung đột; khủng hoảng Ukraine khó kết thúc sớm

(Banker.vn) Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/7/2024: Lý do phương Tây cần leo thang xung đột; khủng hoảng Ukraine khó kết thúc sớm.
Chiến sự Nga-Ukraine 30/6/2024: Quan điểm của ông Zelensky về chấm dứt xung đột khác xa thực tế Chiến sự Nga-Ukraine ngày 1/7/2024: Nhiều đàn ông Ukraine trốn quân dịch; ông Zelensky nêu mô hình đàm phán với Nga Chiến sự Nga-Ukraine ngày 2/7/2024: Ukraine không đủ lực lượng tấn công; châu Âu tích cực quá mức thúc đẩy xung đột

Một số diễn biến liên quan

Phương Tây cần leo thang xung đột ở Ukraine để đưa quân NATO tham chiến. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tuyên bố, thay vì đàm phán ở Ukraine, phương Tây cần leo thang xung đột để gửi quân NATO tới đó.

Hiện nay, một số tiền khổng lồ đã được đổ vào Ukraine. Tôi hoàn toàn tin tưởng, Mỹ và phương Tây sẽ không rời khỏi Ukraine”, Tổng thống Lukashenko lưu ý. Theo ông, tình hình ở mặt trận Ukraine là “thảm khốc, rất nghiêm trọng”. Belarus không có ý định tham gia chiến sự.

Chúng tôi sẽ không tham gia vào bất kỳ hành động quân sự nào. NATO có ý định lôi kéo Belarus vào các cuộc chiến”, ông Lukashenko giải thích. “Tôi đảm bảo chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ cuộc đụng độ nào ở biên giới với Ukraine”.

Khủng hoảng Ukraine khó có thể sớm kết thúc. Ông Yan Xuetong, Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh cho rằng, xung đột giữa Nga-Ukraine khó có thể kết thúc trong vòng một năm vì chưa có đủ yếu tố chính trị để bắt đầu đàm phán.

Tôi nghĩ rằng chiến sự ở Ukraine sẽ không thể kết thúc trong năm nay, có lẽ một năm nữa xung đột vẫn sẽ tiếp tục”, ông Xuetong nói.

Theo ông Xuetong, khó có khả năng bên nào trong cuộc xung đột sẽ có được lợi thế tuyệt đối trên chiến trường vào năm tới. “Khả năng tạo ra lợi thế như vậy trong một năm là cực kỳ nhỏ”.

Các yếu tố chính trị có thể dẫn đến kết thúc chiến sự. Nhưng cho đến nay, không có yếu tố chính trị mạnh mẽ nào có thể buộc các bên ngồi vào bàn đàm phán và đi đến thỏa hiệp”, chuyên gia nói thêm.

Nga-Ukraine
Tướng Ukraine nói tiền tuyến được mở rộng. Ảnh: AP

Tướng Ukraine nói tiền tuyến được mở rộng. Tổng tư lệnh quân đội Ukraine, Tướng Oleksandr Syrskyi cho biết, tiền tuyến giữa Ukraine và Nga gần đây đã được mở rộng khi giao tranh dữ dội tiếp diễn ở vùng Pokrovsk và Toretsk.

Theo ông Syrskyi, cường độ giao tranh ở các khu vực khác của tiền tuyến gần đây đã giảm bớt. Tuy nhiên, khu vực Toretsk ở Donetsk đã trở thành một điểm nóng trong những tuần gần đây. Ngoài ra, giao tranh ác liệt với cường độ khác nhau cũng đang diễn ra ở khu vực Kurakhove, Vremivka, Kramatorsk và Kharkiv.

Tình hình ở khu vực Pokrovsk khá khó khăn. Nga muốn chọc thủng tuyến phòng thủ của Ukraine và đã luân phiên các đơn vị tấn công, loại bỏ các đơn vị mà lực lượng tấn công đã mất khả năng chiến đấu. Mặc dù các đơn vị của chúng tôi đã được tăng cường lực lượng dự bị nhưng khu vực này vẫn cần được chú ý thường xuyên và bổ sung thêm đạn dược cũng như hỏa lực”, ông Syrskyi nói.

Hungary kêu gọi ngừng bắn. Thủ tướng Hungary Viktor Orban mới đây đã đến thăm Kiev lần đầu tiên trong hơn một thập niên. Chuyến thăm diễn ra ngay sau khi Hungary tiếp quản vai trò chủ tịch luân phiên của Hội đồng châu Âu.

"Mục tiêu của nhiệm kỳ chủ tịch của Hungary là đóng góp để giải quyết các thách thức trước Liên minh châu Âu. Đó là lý do chuyến đi đầu tiên của tôi là đến Kiev", ông Orban viết trên mạng xã hội.

Trong tuyên bố sau cuộc đối thoại với Tổng thống Zelensky, Thủ tướng Orban đánh giá cao nỗ lực của Ukraine trong việc thúc đẩy hội nghị hòa bình tại Thụy Sĩ hồi tháng 6 và kế hoạch tổ chức hội nghị lần hai trong năm nay.

"Tôi đã đề nghị tổng thống cân nhắc về việc liệu chúng ta có thể đảo ngược thứ tự, đạt ngừng bắn trước khi đẩy nhanh đối thoại hòa bình. Lệnh ngừng bắn kết nối với một thời hạn sẽ tạo cơ hội để đẩy nhanh đối thoại hòa bình. Tôi đã xem xét khả năng này với Tổng thống và tôi mừng vì những câu trả lời chân thành của ông ấy", Thủ tướng Orban nhấn mạnh.

Nga nói phá hủy 81 UAV của Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga thông báo, lực lượng phòng không nước này đã bắn hạ 6 tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh sản xuất, 1 quả bom dẫn đường Hammer do Pháp sản xuất, 1 rocket của hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMAR) do Mỹ sản xuất và 81 UAV của Ukraine (trong đó có 1 máy bay Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất).

Theo phía Nga, kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, lực lượng vũ trang Nga đã phá hủy rất nhiều khí tài của Ukraine, gồm: 625 máy bay chiến đấu; 276 trực thăng; 27.121 UAV; 535 hệ thống tên lửa đất đối không; 16.478 xe tăng và xe chiến đấu bọc thép các loại; 1.362 bệ phóng pháo đa nòng; 11.215 pháo dã chiến và súng cối và 23.238 xe cơ giới quân sự đặc biệt.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương