Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/1/2024: Ukraine chỉ còn dự trữ đạn dược trong vòng 1 tháng

(Banker.vn) Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/1/2024: Ukraine chỉ còn dự trữ đạn dược trong vòng 1 tháng và sẽ không còn đủ nguồn lực chiến đấu từ tháng 2/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay 6/1/2024: 34 nước tham gia huấn luyện quân đội Ukraine; Nga đang giành lợi thế quan trọng Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/1/2024: Mỹ cảnh báo tình hình viện trợ Ukraine; Nga tăng cường sản xuất UAV

Phát biểu với kênh truyền hình TV5 Mondem, Đại tá người Pháp đã nghỉ hưu và chuyên gia địa chính trị Pere de Jong nhận định, Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) chỉ còn dự trữ đạn dược trong vòng 1 tháng tới đầu tháng 2/2024.

“Tôi tin rằng họ còn đủ đạn dược cho khoảng một tháng. Con số này là quá ít đối với người Ukraine, bởi vì một tháng là thời gian cho đến giữa tháng 2/2024 chính là đỉnh điểm của mùa đông tại đất nước này”, ông Pere de Jong nói

Chuyên gia người Pháp chỉ ra rằng, ở giai đoạn này, cả hai bên xung đột đang cố gắng ổn định mặt trận để tiến hành các đợt tấn công cấp chiến lược, nhưng điều này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị về người và trang bị. Phía Nga hiện tại đã tích lũy được nguồn lực rất lớn để chuẩn bị cho chiến dịch mùa đông.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/1/2024: Ukraine chỉ còn dự trữ đạn dược trong vòng 1 tháng
Nguồn viện trợ từ Mỹ và phương Tây giảm sút khiến AFU không còn đạn dược để chiến đấu. Ảnh: Getty.

TV5 Mondem cũng chỉ ra sự kiệt quệ về tinh thần chiến đấu và nguồn lực của Ukraine sau gần 2 năm xung đột. Kiev đang gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn viện trợ quân sự từ Mỹ

Trước đó, Trung tướng nghỉ hưu của Quân đội Đức Roland Kater cho rằng năm 2024 sẽ mang tính quyết định về mặt quân sự và là bước ngoặt trong cuộc xung đột ở Ukraine. Theo đó, Ukraine tập trung sức mạnh để thực hiện một cuộc phản công toàn diện. Ngoài ra, vào năm 2024, Kiev sẽ chứng minh được liệu có thể giành thế chủ động trong cuộc xung đột với Moscow hay không.

Hiện tại, Lưỡng viện Quốc hội Mỹ vẫn chưa thống nhất gói viện trợ cho Kiev mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đệ trình. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson giải thích rằng các nhà lập pháp đang cố gắng báo hiệu cho Nhà Trắng về sự cần thiết phải đưa ra quan điểm cụ thể về cuộc xung đột bằng cách từ chối phê duyệt việc phân bổ tài chính viện trợ cho Ukraine.

“Chung cuộc của cuộc xung đột Ukraine là gì? Chiến lược của chúng tôi là gì? Mục tiêu là gì? Chúng ta sẽ thực hiện việc giám sát thích đáng đối với số tiền đóng thuế quý giá này như thế nào? Nhà Trắng không đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi này”, ông Mike Johnson nói.

Chính trị gia Mỹ này lưu ý rằng ông yêu cầu câu trả lời cho những câu hỏi này bằng mọi cách mọi hình thức, bằng văn bản, công khai và riêng tư.

Ông Johnson nhấn mạnh, nợ quốc gia của Mỹ hiện đang ở mức kỷ lục và nó sẽ tăng lên nếu Washington phân bổ tài chính cho Ukraine mà không có kế hoạch cụ thể.

Về phần mình, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố không thể cung cấp vũ khí cho Kiev nếu không có sự chấp thuận của Quốc hội. Do đó, ông kêu gọi lưỡng viện cần hành động ngay lập tức.

Trong khi đó, Nhà báo Đức Julian Repke nhận định sự ủng hộ của Mỹ dành cho Ukraine sẽ sụp đổ ngay trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và khả năng ông Donald Trump tái đắc cử.

“Có vẻ như sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine sắp sụp đổ. Điều đó sẽ diễn ra trước cả cuộc bầu cử với phần thắng nghiêng về ông Donald Trump”, nhà báo Julian Repke tuyên bố.

Nhà báo Đức cảnh báo rằng, trong thời gian tới, Ukraine sẽ phải đối mặt với nhiều chiến dịch tấn công mạnh mẽ và thiệt hại hơn nữa của quân đội Nga.

Trước đó, cựu sĩ quan tình báo Mỹ Scott Ritter bày tỏ quan điểm xung đột sẽ kết thúc với sự đầu hàng vô điều kiện của Kiev. Quân đội Nga đang đột phá mặt trận ở nhiều khu vực khác nhau vị AFU không còn đủ binh sĩ để phòng thủ.

Đại tá về hưu người Anh Richard Kemp cho rằng một số nước phương Tây không tin vào mối đe dọa từ Nga trong trường hợp Ukraine thua trận, nếu không họ đã dùng mọi cách từ lâu và cung cấp cho Kiev những vũ khí cần thiết.

“Tất nhiên điều này là đúng, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Tổng thống Mỹ hay các nhà lãnh đạo Tây Âu thực sự tin vào điều đó. Nếu họ tin, từ lâu họ đã dùng mọi cách để kiềm chế Tổng thống Nga Vladimir Putin và cung cấp cho Ukraine số lượng vũ khí khổng lồ cần thiết để đánh bại Nga”, ông Richard Kemp nói.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/1/2024: Ukraine chỉ còn dự trữ đạn dược trong vòng 1 tháng
Quân đội Nga đã có sự chuẩn bị cho cuộc chiến mùa đông 2024. Ảnh: RIAN.

Tổng thống Ukraine Volodimyr Zelensky hiện đang phải đối mặt với “thử thách lớn nhất về khả năng lãnh đạo của ông” kể từ tháng 2/2022. Phương Tây đang cố gắng thuyết phục ông này ký kết một thỏa thuận hòa bình càng sớm càng tốt, trong đó Nga sẽ đồng ý để Ukraine trở thành thành viên NATO để đổi lấy sự đảm bảo rằng Kiev sẽ không cố gắng giành quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ Moscow đã sáp nhập.

Ông Kemp nhấn mạnh rằng, bất kỳ cuộc thảo luận nghiêm túc nào về đàm phán hòa bình phần lớn đều là một thất bại đối với Ukraine. Mỹ hiện kêu gọi Ukraine suy nghĩ về những lợi ích mà hòa bình với Nga có thể mang lại cho nước này. Tờ The New York Times tin chắc rằng bằng cách này có thể ngăn chặn tình trạng đổ máu trên chiến trường.

Kim Ngân

Theo: Báo Công Thương