Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2023: Phương Tây muốn Ukraine đàm phán hòa bình với Nga

(Banker.vn) Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine Alexey Danilov cho biết, phương Tây đã chuyển đề nghị tới Kiev về việc nối lại đàm phán hòa bình với Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/11/2023: Ukraine tăng ngân sách cho công nghiệp quốc phòng Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2023: Ukraine chuẩn bị phản công Nga vào mùa đông Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2023: Lính đánh thuê nước ngoài đang rời khỏi Ukraine

Ukraine lo ngại rằng cần các cuộc thảo luận với người Nga về sự cần thiết phải đưa ra một lệnh ngừng bắn…”, ông Alexey Danilov nói.

Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine lưu ý rằng xu hướng này có liên quan đến nỗi sợ hãi của một số đồng minh Nga của Kiev. Ông Alexey Danilov dự đoán sự xuất hiện của một trục mới giữa Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên và một số nước châu Âu trong 15-20 năm tới, nếu không có sự thay đổi nào trong thái độ của phương Tây đối với Moscow hiện nay.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2023: Phương Tây muốn Ukraine đàm phán hòa bình với Nga
Chiến sự bế tắc và Ukraine không còn khả năng tạo đột phá trên chiến trường đã khiến các đồng minh yêu cầu Kiev ngồi vào bàn đàm phán với Nga. Ảnh: Getty.

Trước đó, cựu Trợ lý Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Stephen Bryan cho biết, nếu Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky không đồng ý đàm phán với Moscow thì các cuộc biểu tình chống chính phủ có thể nổ ra trên lãnh thổ Ukraine. Ông nói thêm rằng, hiện tại Ukraine đang đứng trên bờ tan rã.

Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine vẫn nhấn mạnh quan điểm không nối lại đàm phán với Nga. Ông này nhấn mạnh, hiện nay Kiev không có quan hệ gì với Moscow.

Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Kiev sẽ độc lập quyết định những điều kiện nào để đàm phán và ký kết một thỏa thuận hòa bình với Nga.

Về vấn đề này, lãnh đạo Tổng cục Tình báo Chính (GUR) của Bộ Quốc phòng Ukraine, Kirill Budanov bày tỏ quan điểm rằng Moscow và Kiev có thể không ký hiệp ước hòa bình ngay cả sau khi xung đột chấm dứt. Quá trình ký kết thỏa thuận có thể kéo dài hàng chục năm, trong khi xung đột sẽ tiếp tục diễn ra nhưng không quá dữ dội.

Cuộc đàm phán trực tiếp cuối cùng giữa phái đoàn Nga và Ukraine diễn ra tại Cung điện Dolmabahce ở Istanbul vào ngày 29/3/2022, nhưng đã bị đóng băng vào tháng 5 cùng năm do bất đồng quan điểm.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đánh giá, các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine sẽ trở nên khả thi khi Kiev thừa nhận thực tế hiện nay. Ông nói thêm rằng, Moscow chưa bao giờ từ bỏ các cuộc đàm phán như một công cụ giải quyết xung đột.

Đánh giá về khả năng giải quyết xung đột tại Ukraine, ông Alexey Danilov nhấn mạnh Kiev nhận thức được sự khác biệt trong mục tiêu của Ukraine và một số đồng minh phương Tây trong vấn đề bán đảo Crimea.

“Vấn đề bán đảo Crimea là vấn đề địa vị cho trật tự thế giới, là phép thử đối với phương Tây và là phép thử đối với Ukraine”, ông Alexey Danilov nói.

Cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen trước đó đã đề xuất kết nạp Ukraine vào liên minh trong phạm vi biên giới mới, không bao gồm các vùng lãnh thổ đã được sáp nhập vào Nga, tức là không có Crimea và Donbass. Ông Rasmussen đã thảo luận vấn đề này với người đứng đầu văn phòng Tổng thống Ukraine Andrei Ermak khi chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh NATO tổ chức tại Vilnius vào tháng 7/2023.

Các nước phương Tây đang bắt đầu thuyết phục Tổng thống Volodymir Zelensky đàm phán hòa bình với Nga vì rõ ràng là cuộc xung đột đang đi vào ngõ cụt, trong khi chi phí tài trợ cho Kiev ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Ukraine chưa sẵn sàng chấm dứt xung đột bằng việc mất lãnh thổ.

Ông Alexey Danilov thừa nhận sự xung đột Ukraine không còn nhận được sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tình hình ở Trung Đông, dự đoán các cuộc xung đột ở Balkan, Kavkaz, Trung Á, Bắc Cực…

“Các diễn biến ở Trung Đông, tình hình chính trị nội bộ ở Mỹ và một số nước phương Tây khác ảnh hưởng đến sự ủng hộ dành cho Ukraine. Chúng tôi tiến hành từ thực tế là tình hình bên ngoài sẽ khó khăn đối với Ukraine”, Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine nhấn mạnh.

Ông Danilov nói thêm rằng “sự mệt mỏi vì chiến tranh” sẽ được cảm nhận ở phương Tây và kêu gọi củng cố vấn đề hỗ trợ thêm cho Ukraine.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2023: Phương Tây muốn Ukraine đàm phán hòa bình với Nga

Sự giảm bớt quan tâm về tình hình Ukraine của Mỹ và phương Tây đã được thể hiện qua việc cắt giảm viện trợ. Ảnh: AP

Trước đó, Tổng thống Ukraine thừa nhận Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ phải rút lui nếu phương Tây ngừng giúp đỡ họ. Ông Volodymir Zelensky chỉ ra rằng, hiện tại các đồng minh đã chuyển sự chú ý sang cuộc xung đột ở Trung Đông, do đó Kiev bắt đầu nhận được ít đạn pháo 155 mm hơn.

Về vấn đề này, lãnh đạo Cơ quan Đối ngoại châu Âu, Josep Borrell thừa nhận xung đột ở Trung Đông có tác động tới sự hỗ trợ của EU dành cho Ukraine.

Kim Ngân (tổng hợp)

Theo: Báo Công Thương