Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/11/2023: Xung đột Ukraine có thể giải quyết theo phương án trên Bán đảo Triều Tiên?

(Banker.vn) Một số thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/11/2023: Xung đột Ukraine có thể giải quyết theo phương án trên Bán đảo Triều Tiên?
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/11/2023: Nga tiến công mạnh trên 6 mặt trận Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/11/2023: Ukraine giảm cường độ pháo kích do thiếu đạn dược

Trả lời phỏng vấn với truyền thông, lãnh đạo Tổng cục Tình báo Ukraine, Tướng Kirill Budanov tuyên bố, việc đưa ra kết luận pháp lý về cuộc xung đột quân sự trên lãnh thổ Ukraine có thể mất nhiều thời gian hay việc hai nước có thể kết thúc xung đột bằng hiệp ước hòa bình hiện tại rất xa vời.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/11/2023: Xung đột Ukraine có thể giải quyết theo phương án trên Bán đảo Triều Tiên?
Nhiều chuyên gia phương Tây đưa ra dự đoán về khả năng giải quyết xung đột tại Ukraine theo kịch bản từng diễn ra trên Bán đảo Triều Tiên. Ảnh: getty.

Ông Kirill Budanov lưu ý rằng vấn đề lãnh thổ về quyền sở hữu đối với quần đảo Nam Kuril đã diễn ra hơn 70 năm. Ông giải thích: “Nga và Nhật Bản chưa bao giờ ký hiệp ước hòa bình sau năm 1945 vì các hòn đảo phía Bắc”.

Lãnh đạo tình báo Ukraine dự đoán rằng trong trường hợp Ukraine, quá trình ký kết thỏa thuận có thể kéo dài hàng thập kỷ, trong khi xung đột sẽ tiếp tục âm ỉ dù không có giao tranh dữ dội.

Trước đó, người đứng đầu phong trào Chúng ta sát cánh cùng với Nga Vladimir Rogov cho rằng cuộc đối đầu quân sự cần phải kết thúc khi Ukraine không còn chịu ảnh hưởng từ phương Tây.

Ngày 12/11, cựu Tổng tư lệnh NATO James Stavridis cho rằng kết quả cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có thể đi theo kịch bản chấm dứt chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên nếu Kiev ít nhất tạm thời công nhận các vùng lãnh thổ mới thuộc về Nga.

Cựu nhà phân tích CIA Ray McGovern cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chỉ đàm phán với ông Volodymir Zelensky trên thế mạnh.

“Nếu các cuộc đàm phán cuối cùng diễn ra, họ sẽ tiến hành chúng từ vị thế khách quan về sức mạnh và đưa ra các điều khoản”, ông Ray McGovern đánh giá.

Chuyên gia lưu ý rằng trong tình hình với Donetsk và Lugansk, các nhà lãnh đạo Đức và Pháp khi đó là Angela Merkel và Francois Hollande đã lừa dối Nga về các thỏa thuận Minsk.

Tháng 12/2022, cựu thủ tướng Đức thừa nhận các thỏa thuận là cách câu giờ cho Ukraine. Ông McGovern nói thêm rằng hiện nay Tổng thống Nga không còn tin tưởng vào các đối tác phương Tây và ông sẽ không cho phép mình bị lừa dối nữa.

Về phần mình, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, Kiev sẽ độc lập quyết định những điều kiện nào để đàm phán và ký kết một thỏa thuận hòa bình.

“Ukraine phải tự quyết định những điều khoản nào có thể chấp nhận được trong đàm phán và quan trọng hơn là những điều khoản nào sẽ được chấp nhận cho một thỏa thuận. Trách nhiệm của các đồng minh NATO là hỗ trợ Ukraine”, Tổng thư ký NATO tuyên bố.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/11/2023: Xung đột Ukraine có thể giải quyết theo phương án trên Bán đảo Triều Tiên?
Thiếu nguồn lực về con người và viện trợ quân sự, Ukraine đang đánh mất thế chủ động trên chiến trường. Ảnh: Reuters.

Ông Jens Stoltenberg nhấn mạnh rằng, sự hỗ trợ mà các đồng minh cung cấp cho Ukraine sẽ quyết định mức độ chấp nhận các điều khoản của các cuộc đàm phán này.

Nga đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng giải quyết xung đột và cáo buộc Kiev làm gián đoạn quá trình đàm phán. Vào tháng 10/2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin lưu ý rằng tiến trình đàm phán hòa bình về Ukraine đòi hỏi phải bãi bỏ sắc lệnh cấm điều này.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev chỉ ra rằng các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine sẽ trở nên khả thi khi Kiev thừa nhận thực tế hiện nay. Ông nói thêm rằng Moscow chưa bao giờ từ bỏ các cuộc đàm phán như một công cụ giải quyết xung đột.

Ngày 9/11, trợ lý phụ trách các vấn đề quốc tế của nhà lãnh đạo Nga, ông Yuri Ushakov cho biết Nga vẫn sẵn sàng đàm phán với Ukraine nhưng chưa có sáng kiến ​​từ Kiev.

Cuộc đàm phán trực tiếp cuối cùng giữa phái đoàn Nga và Ukraine diễn ra tại Cung điện Dolmabahce ở Istanbul vào ngày 29/3/2022. Vào tháng 5 cùng năm, quá trình đàm phán đã bị đóng băng do sự từ chối tham gia từ Kiev.

Về tình hình chiến sự, tại mặt trận Kherson, dù giành được lợi thế tại điểm đầu câu Krymki, nhưng phía Ukraine đang phải trả giá bằng sinh mạng của nhiều binh sĩ khi hỏa lực pháo binh và không quân Nga liên tục quần thảo khu vực này.

Tại mặt trận Zaporozhye, đà phản công của Ukraine cơ bản đã chấm dứt khi phải phân tán lực lượng ra nhiều mặt trận khác. Hướng tấn công Kopani cơ bản đã đóng băng.

Tại tâm điểm giao tranh tại Nam Donetsk, Nga vẫn từng bước củng cố quyền kiểm soát xung quanh thành phố Ugledar và mở rộng gọng kìm bao vây Avdeevka. Tình hình tại mặt trận chiến lược này sẽ còn nóng trong thời gian tới, khi Nga đang giành ưu thế chiến thuật hoàn toàn.

Tại mặt trận Bakhmut, các mũi tấn công của Nga hướng về Ivanivske đang khiến phía Ukraine buộc phải dừng hoạt động tấn công nhằm vào các khu định cư phía Nam mặt trận. Còn theo hướng Liman và Kupyansk, Ukraine không còn nắm thế chủ động trên chiến trường.

Kim Ngân (tổng hợp)

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục