Chiến sự Israel-Hamas ngày 19/5/2024: Nội bộ Israel bất ổn do xung đột ở Dải Gaza; Chiến dịch Rafah sắp bắt đầu

(Banker.vn) Chiến sự Israel-Hamas ngày 19/5/2024: Nội bộ Israel bất ổn do xung đột ở Dải Gaza; Chiến dịch Rafah sắp bắt đầu khi nội các chiến tranh Israel bất đồng.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Israel tiến quân vào Rafah; Tel Aviv lục đục vì hậu chiến ở Dải Gaza Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Israel tiến quân vào Rafah; Tel Aviv lục đục vì hậu chiến ở Dải Gaza
Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/5/2024: Israel tăng quân đánh Rafah; Hạ viện Mỹ yêu cầu nối lại viện trợ cho Tel Aviv Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/5/2024: Israel tăng quân đánh Rafah; Hạ viện Mỹ yêu cầu nối lại viện trợ cho Tel Aviv
Chiến sự Israel-Hamas ngày 18/5/2024: Israel có dự trữ vũ khí hạng nặng đủ để tấn công Rafah Chiến sự Israel-Hamas ngày 18/5/2024: Israel có dự trữ vũ khí hạng nặng đủ để tấn công Rafah

Trong khi tình hình chiến sự tại Rafah căng thẳng, Bộ trưởng Nội các thời chiến Israel Benny Gantz cảnh báo sẽ từ chức nếu Tel Aviv không phê duyệt kế hoạch hậu chiến cho Dải Gaza.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã giao chiến với các thành viên Hamas ở Dải Gaza trong hơn 7 tháng qua. Sau khi thành viên Hamas tái tập hợp tại miền bắc Dải Gaza, nơi IDF tuyên bố đã vô hiệu hóa lực lượng của nhóm, nội các thời chiến Israel bắt đầu xuất hiện rạn nứt.

Chiến sự Israel-Hamas ngày 19/5/2024: Nội bộ Israel bất ổn do xung đột ở Dải Gaza; Chiến dịch Rafah sắp bắt đầu
Vấn đề hậu chiến ở Dải Gaza đang gây bất đồng trong nội bộ Israel. Ảnh: Getty

Ông Benny Gantz ngày 18/5 kêu gọi soạn thảo và phê duyệt loạt kế hoạch về Dải Gaza trước ngày 8/6, trong đó có việc thành lập chính quyền do Mỹ, châu Âu, Arab và Palestine bảo trợ để quản lý các vấn đề dân sự ở Dải Gaza, song song với việc Israel duy trì kiểm soát an ninh khu vực.

Theo ông Benny Gantz, kế hoạch này nhằm đặt nền móng cho giải pháp thay thế trong tương lai không liên quan đến Hamas hay Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas. Bộ trưởng Nội các thời chiến Israel tuyên bố sẽ từ chức nếu các yêu cầu trên không được thực hiện.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu sau đó chỉ trích yêu cầu của ông Benny Gantz là những lời lẽ sáo rỗng với ý nghĩa rất rõ ràng là kết thúc chiến sự với thất bại cho Israel và bỏ rơi phần lớn con tin đang nằm trong tay Hamas.

Tháng 10/2023, Israel thành lập nội các thời chiến có nhiệm vụ điều phối hoạt động tác chiến. Nội các thời chiến của Israel gồm thành viên chủ chốt là Thủ tướng Benjamin Netanyahu, ông Benny Gantz và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant.

Thủ tướng Israel từng bác bỏ bất cứ vai trò nào của Chính quyền Palestine do phong trào Fatah của Tổng thống Abbas dẫn dắt tại Dải Gaza sau khi xung đột chấm dứt. Ông Benjamin Netanyahu tái khẳng định mục tiêu xóa sổ Hamas và không có giải pháp nào thay thế cho chiến thắng về mặt quân sự.

Quan điểm của ông Benjamin Netanyahu được nhận định là gây ra rạn nứt giữa các chính trị gia hàng đầu ở Israel và mối quan hệ với đồng minh Mỹ. Washington đang gây áp lực buộc Israel sớm kết thúc xung đột tại Dải Gaza, tránh sa lầy vào chiến dịch quân sự kéo dài và kêu gọi để Chính quyền Palestine quản lý khu vực sau chiến sự.

Trong khi đó, hãng tin DPA của Đức đăng tải, Thủ tướng nước này Olaf Scholz cảnh báo chống lại một chiến dịch quân sự quy mô toàn diện tại thành phố Rafah ở Dải Gaza.

Chiến sự Israel-Hamas ngày 19/5/2024: Nội bộ Israel bất ổn do xung đột ở Dải Gaza; Chiến dịch Rafah sắp bắt đầu

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant (trái) trong chuyến thăm tiền đồn dọc biên giới với Dải Gaza, gần thành phố Rafah. Ảnh: AFP

Thủ tướng Đức cũng kêu gọi hỗ trợ thêm cho người dân Palestine và đảm bảo cung cấp đủ viện trợ nhân đạo: “Chúng tôi thống nhất về quan điểm rằng Đức ở châu Âu, cũng như chính phủ Mỹ là thật vô trách nhiệm khi nghĩ đến một cuộc tấn công vào Rafah, nơi hàng triệu người tị nạn đã trú ẩn và không được bảo vệ. Chuyện này không thể kết thúc tốt đẹp được”.

Trước đó, Algeria và Slovenia đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp về tình hình Rafah vào ngày 20/5.

Trong khi đó, Liên đoàn Arab kêu gọi Liên hợp quốc điều động lực lượng gìn giữ hòa bình đến Palestine, nhưng không muốn can thiệp vào Dải Gaza. Lãnh đạo 22 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên Liên đoàn Arab đã thông qua "Tuyên bố Manama" về vấn đề này.

Lực lượng gìn giữ hòa bình sẽ đồn trú tại khu vực cho đến khi Israel và Palestine đạt được thống nhất thực thi giải pháp hai nhà nước. Tuy nhiên, các thành viên Liên đoàn Arab không muốn tình nguyện cử lực lượng cho sứ mệnh gìn giữ hòa bình trong Dải Gaza.

Tổng thư ký Liên đoàn Arab Ahmed Aboul Gheit cho biết, không có thành viên nào thuộc liên đoàn muốn đưa quân vào Dải Gaza trong giai đoạn chuyển giao quyền lực hậu chiến. Ông Ahmed Aboul Gheit nhấn mạnh những thảo luận về triển khai lực lượng Arab vào Dải Gaza chỉ mang tính phỏng đoán và kêu gọi các bên ưu tiên tái lập ổn định cho khu vực.

Liên đoàn Arab chỉ trích Israel đang kéo dài chiến sự tại Dải Gaza, cản trở các nỗ lực ngừng bắn và ngoan cố leo thang "mở rộng bạo lực" bất chấp cảnh báo quốc tế về hậu quả thảm họa nhân đạo.

"Chúng tôi nhấn mạnh Israel cần lập tức chấm dứt hành động thù địch ở Dải Gaza, rút lực lượng khỏi mọi khu vực trên dải đất và dỡ bỏ phong tỏa", trích Tuyên bố Manama nêu lập trường 22 nước và chính phủ thành viên.

Các thành viên Liên đoàn Arab tái khẳng định ủng hộ giải pháp hai nhà nước, khôi phục chủ quyền đầy đủ cho Palestine theo đường biên giới trước năm 1967 với thủ đô là Đông Jerusalem, "thống nhất mọi phe phái chính trị Palestine về Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO)" đang được dẫn đầu bởi phong trào Fatah của Tổng thống Mahmoud Abbas.

Kim Ngân

Theo: Báo Công Thương