Chỉ số VN-Index "đạp" ATC, nhà đầu tư có nên bán cổ phiếu để short phái sinh?

(Banker.vn) Đà giảm bất ngờ của thị trường trong cuối phiên chiều đã khiến đa phần nhà đầu tư có tâm lý bán cổ phiếu để short phái sinh mong gỡ được khoản lỗ.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/10, chỉ số VN-Index chìm trong sắc đỏ với 393 mã giảm và 111 mã tăng điểm, Theo đó, VN-Index đóng cửa giảm 18,22 điểm (-1,72%) xuống 1.042,40 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục giảm sâu trong nhiều tháng trở lại đây khi chỉ đạt trên 10,1 nghìn tỷ đồng, tính riêng trên sàn HOSE. Đáng nói, thị trường bất ngờ giảm điểm cuối phiên và sau ATC, các nhóm cổ phiếu chứng khoán, bất động sản, đầu tư công hay bán lẻ đồng loạt nằm sàn.

Chỉ số VN-Index
Diễn biến chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch ngày hôm nay.

Để có góc nhìn chuyên sâu về diễn biến của VN-Index trong ngày hôm nay, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Minh Đức - Chuyên viên tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán VPS nhằm giúp nhà đầu tư nắm bắt thêm một số thông tin.

PV: Trong phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index bất ngờ giảm mạnh cuối phiên, đáng chú ý, nhóm chứng khoán và đầu tư công đồng loạt nằm sàn. Theo quan điểm của ông, thị trường liệu có diễn biến bất thường?

Ông Đặng Minh Đức: Trong ngày hôm nay, có thể thấy rằng thị trường chứng khoán giảm điểm cuối phiên đã tạo ra tâm lý hoang mang đối với nhiều nhà đầu tư. Đánh giá tổng quan, đà giảm của VN-Index tuy có mang tính bất ngờ nhưng cũng là điều có thể dự đoán vì những lý do sau:

Đầu tiên, thị trường đang trong giai đoạn tạo đáy, chính vì vậy những nhịp tăng, giảm cuối phiên là điều không tránh khỏi. Trong quá trình tạo đáy, VN-Index sẽ phải có những nhịp "test" để xác nhận, sau đó mới có thể đảo chiều đi lên. Có thể thấy rằng, đà giảm của thị trường trong ngày hôm nay chưa vượt qua mức giảm điểm thấp nhất của phiên thứ 6 tuần trước. Để có thể xác định xu hướng, NĐT cần quan sát thị trường trong phiên ngày mai. Nếu phiên ngày mai chỉ số không thể giữ được mốc 1.040 điểm, việc tạo đáy coi như thất bại và mục tiêu tiếp theo của VN-Index sẽ là mốc dưới 1.000 điểm. Xét trên góc độ phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index đang biến động quanh vùng 1.040 điểm, vùng hỗ trợ trung hạn của thị trường

Thứ hai, đà giảm của thị trường trong ngày hôm nay có thể xem như một phiên "trả điểm" cho ngày thứ Sáu tuần trước. Trong phiên thứ 6 tuần trước, chỉ số VN-Index đã có phiên rút chân tương đối mạnh mẽ tại thời điểm cuối phiên, chủ yếu là do đà tăng của nhóm bất động sản, chứng khoán và đầu tư công. Có thể nhận thấy rằng các cổ phiếu chỉ đơn thuần tăng, giảm luân phiên cho tới khi tìm được vùng "cân bằng". Hiện tại, nhóm cổ phiếu BĐS đã cho tín hiệu của vùng cân bằng mới.

Thứ ba, có một lượng lớn tài khoản đã bị call maring trong chiều nay. Theo cập nhật mới nhất, một số Công ty CK đã bắt đầu quá trình call margin. Nhịp call margin này diễn ra cuối phiên, khiến cho thị trường giảm sâu bởi không có lực cầu đỡ. Ngoài ra, trong phiên ATC, nhóm chứng khoán được khớp lệnh với khối lượng tương đối lớn, điển hình như SSI và VIX với gần 5 triệu đơn vị.

PV: Với diễn biến hiện tại của VN-Index, nhiều NĐT đã có xu hướng bán cổ phiếu cơ sở và chuyển sang Short trên thị trường phái sinh. Theo ông, hành động đó liệu có thích hợp trong giai đoạn này.

Ông Đặng Minh Đức: Việc short phái sinh đòi hỏi NĐT phải có kỹ năng giao dịch nhanh nhạy cũng như kiến thức tương đối vững vàng. Giao dịch trên thị trường phái sinh yêu cầu nhà đầu tư phải có điểm vào tốt, nếu không việc cháy tài khoản có thể xảy ra. Với diễn biến hiện của chỉ số VN-Index, NDDT không nên bán cổ phiếu ở thị trường cơ sở để short phái sinh với hy vọng kiếm được chút lợi nhuận vì hai lý do sau:

Đầu tiên, thị trường giảm gần 20 điểm nhưng cổ phiếu thuộc hệ sinh thái Vingorup lại giữ giá khá tốt trong ngày hôm nay. Chốt phiên giao dịch, các cổ phiếu VIC - VHM - VRE đồn loạt tăng/giảm 0,5% quanh mốc giá tham chiếu, mức biến động không quá lớn. Trong phiên giao dịch ngày mai, chỉ cần nhóm cổ phiếu này đồng loạt tăng trên 3%, thị trường phải sinh sẽ biến động cực mạnh bởi đây là 3 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường.

Nhà đầu tư cần lưu ý rằng, phái sinh được tính dựa vào chỉ số VN30. Trường hợp chỉ số chung giảm điểm nhưng 3 cổ phiếu VIC - VHM - VRE đồng loạt tăng mạnh trong ngày mai thì việc bán cổ phiếu cơ sở để short phái sinh sẽ khiến nhà đầu tư thua càng thêm thua. Lưu ý rằng VHM - VIC - VRE đều đang ở vùng hỗ trợ dài hạn, chính vì vậy nhịp tăng trên 3% trong ngày mai là hoàn toàn khả thi.

Thứ hai, bản chất của hành động short phái sinh là nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro, hiểu đơn gian nhà đầu tư chỉ nên mở hợp đồng short khi nhận thấy thị trường có thể bước vào nhịp giảm điểm. Hiện tại, thị trường đã giảm hơn 200 điểm so với vùng đỉnh 1.250 điểm, chính vì vậy việc short tại vùng giá này khá rủi ro.

PV: Với diễn biến hiện tại của VN-Index, theo ông nhà đầu tư nên làm gì?

Ông Đặng Minh Đức: Với bối cảnh hiện tại, NĐT cần quan sát diễn biến của VN-Index trong buổi chiều mai bởi đây là phiên giao dịch hàng về của nhịp bắt đáy hôm thứ 6 vừa qua. Nếu khả quan,nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu trong phiên chiều, để bắt sóng hồi.

Trong kịch bản tiêu cực, NĐT không nên xuống tiền, thậm chí có thể phải cắt lỗ nếu đã mua cổ phiếu trong ngày thứ 6 tuần trước. Tuy nhiên, xu hướng chung của thị trường từ giờ tới cuối năm chú yếu là sóng hồi, chính vì vậy việc mua hay bán cổ phiếu phải được thực hiện nhanh gọn, tránh nắm giữ lâu do bối cảnh vĩ mô đã có sự thay đổi so với giai đoạn đầu năm.

DDG ghi nhận kết quả kinh doanh quý 3 khởi sắc, cổ phiếu trong quá trình tạo đáy

Công ty CP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương (HOSE: DDG) ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc trong quý 3/2023.

Chứng khoán, đầu tư công đồng loạt nằm sàn, VN-Index đảo chiều sau phiên ATC

Thị trường chứng khoán diễn biến tương đối tiêu cực trong phiên giao dịch đầu tuần. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu chứng khoán và ...

Tiếp đà "xả hàng", khối ngoại bán ròng gần 300 tỷ tại VHM

Trong phiên giao dịch đầu tuần, khối ngoại đã tiếp đà "cắt lỗ" tại VHM sau nhiều phiên mua thỏa thuận cổ phiếu này ở ...

Minh Hiếu

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán